Tìm hiểu các mạch công tắc trên ECU – Giải trình chi tiết từ A-Z
Cùng VATC tìm hiểu mạch công tắc trên ECU
Mở đầu bài viết, VATC chúc các bạn có được những trải nghiệm tuyệt vời với những nội dung mà Oto.edu.vn mang lại. Đây là những bài viết dành cho những bạn kỹ thuật viên muốn tìm hiểu cơ bản về ECU ô tô hoặc muốn Học sửa chữa ECU trên ô tô đời mới.
Tiếp nối chuỗi bài viết tìm hiểu về hệ thống ECU trên xe ô tô, hôm nay Trung tâm dạy nghề sửa chữa điện ô tô – Trung tâm huấn luyện kỹ thuật ô tô Việt Nam VATC sẽ tiếp tục gửi đến cho các quý đọc giả chủ đề Tìm hiểu các mạch công tắc trên ECU, mời các bạn đón đọc.
>>> Các bạn có thể đọc những bài viết về tìm hiểu ECU ô tô trước tại đây
Mạch công tắc điều khiển trên ECU
Có mặt ở hầu hết tất cả các hệ thống mà đặc biệt là hệ thống điều khiển điện thân xe ô tô, có thể nói công tắc là thiết bị đầu vào cơ bản nhất. Trên hệ thống điện của các dòng xe đời mới hiện nay thì công tắc điện đang không chỉ đóng vai trò là một thiết bị đóng ngắt dòng điện đơn thuần mà công tắc điện sẽ nhận nhiệm vụ như là một trong những tín hiệu đầu vào của bộ điều khiển điện tử ECU.
Khi hoạt động, ECU sẽ giám sát hai trạng thái của công tắc điện bằng cách đo các điện áp đầu vào của chúng. Có hai kiểu mạch cảm nhận điện áp chính được sử dụng đó là kiểu mạch kéo lên và kiểu mạch kéo xuống. Các bạn có thể hiểu: mạch “kéo xuống” công tắc sẽ đóng về mass và kiểu mạch “kéo lên” sẽ đóng về nguồn dương.
Với kiểu mạch “kéo xuống” chúng thường được lấy nguồn ngay trực tiếp bên trong hộp ECU, cũng có một số kiểu mạch lấy nguồn ở ngoài hộp. Tại đây, điện trở hạn dòng có chức năng quan trọng là bảo vệ các chip vi điều khiển và mạch công tắc, ngoài ra nó còn có tác dụng tránh tình trạng thả nổi đầu vào.
Tác hại khi công tắc ở trạng thái mở mà đầu vào bị “thả nổi” là: lúc này mạch cảm nhận điện áp của hộp sẽ cực kỳ nhạy nên dưới sự tác động của nhiễu điện từ xung quanh, làm cho ECU liên tục nhận sai trạng thái của công tắc sẽ dẫn đến việc điều khiển sai. Điện trở hạn dòng có tác dụng sẽ như một điện trở kéo lên, đảm bảo đầu vào luôn ở mức cao khi công tắc mở.
Lưu ý: Điện trở kéo lên thường sử dụng điện trở có giá trị rất lớn để đảm bảo dòng đi qua là nhỏ nhất và giá trị điện trở này thường từ 10K tới 10Mohm.
Khi không có dòng đi qua điện trở, công tắc mở và không có điện áp rơi trên trở. Lúc này, mạch nhận biết điện áp của hộp sẽ đo được mức điện áp là 12V. Và ngược lại Khi có dòng qua điện trở, công tắc đóng và có điện áp rơi trên trở, nếu như công tắc tiếp có xúc tốt thì mạch cảm nhận sẽ đo được mức điện áp xấp xỉ 0V tại đầu vào.
Với kiểu mạch kéo lên sẽ tham chiếu điện áp thông qua công tắc. Thông thường điện áp này sẽ được lấy luôn trực tiếp điện áp nguồn từ ắc quy hoặc sau ổ khóa điện. Trở hạn dòng ở mạch này có tác dụng như một điện trở kéo xuống. Với công tắc ở vị trí đóng thì điện áp đọc được sẽ là 12V và với công tắc ở vị trí mở thì điện áp đọc được là 0V.
Vậy làm cách nào để ECU có thể chẩn đoán được tình trạng hư hỏng của mạch công tắc với hai loại mạch trên, khi chỉ có hai trạng thái của công tắc và ECU chỉ có hai mức điện áp để nhận biết?
Lúc này một điện trở chẩn đoán sẽ được mắc song song với công tắc sẽ làm cho có ba mức điện áp gửi về ECU.
Theo như sơ đồ hình vẽ ở trên thì điện trở hạn dòng có giá trị 10KOhm, điện trở của chẩn đoán có giá trị là 2KOhm. Khi mà công tắc ở trạng thái mở, điện áp gửi về hộp là 10V, còn khi công tắc ở trạng thái đóng, điện áp gửi về hộp là 0V và nếu hộp đọc được điện áp 12V thì chứng tỏ mạch công tắc đã bị đứt hoặc đang gặp trục trặc.
Ngoài ra, nếu các bạn để ý thì trên xe còn sử dụng các loại công tắc đa vị trí. Chúng được sử dụng với mục đích điều khiển nhiều chức năng trên một dây đầu vào ( ví dụ như: công tắc gạt kính, điều hòa,…).
Mỗi công tắc có một giá trị điện trở nhất định và cố định được nối tiếp với một điện trở bên trong ECU. Khi bạn lựa chọn một vị trí trên các công tắc, thì sẽ có một mức điện áp tương ứng gửi về bộ cảm nhận điện áp trong ECU. Dựa trên giá trị điện áp đó, ECU sẽ xác định được mệnh lệnh mà người lái đưa ra.
Lời kết!
Kỹ thuật sửa chữa ECU đang là xu hướng của các kỹ thuật viên sửa chữa điện ô tô chuyên nghiệp hiện nay. Vì vậy việc học tập, nghiên cứu và sửa chữa ECU là vô cùng cấp thiết nếu muốn có chỗ đứng vững chắc trong nghề nghiệp sửa chữa điện ô tô đời mới. Trường dạy nghề sửa chữa ô tô – Trung tâm huấn luyện kỹ thuật ô tô Việt Nam VATC chúc các bạn thành công!
>>> Tham khảo khóa học sửa chữa ECU trên xe ô tô đời mới
Trung Tâm Huấn Luyện Kỹ Thuật Ô Tô Việt Nam VATC
Địa chỉ: số 50 đường 12, P.Tam Bình, Q.Thủ Đức, TP.HCM
Điện thoại: 0945.71.17.17
Email: info@oto.edu.vn