Làm thợ sửa ô tô có phải là quanh năm chịu nhiều vất vả hay không?
Khi nhắc tới làm thợ sửa ô tô thì mọi người đều hình dung ra đây là công việc chịu nhiều vất vả, và cần có kinh nghiệm thì mới có thể làm được. Khác xa với những lời nói có cánh về ngành này đó là học xong ra trường có việc luôn, thu nhập tốt, ít áp lực.
Chỉ khi bước chân vào nghề rồi bạn mới cảm nhận được điều đó. Mỗi nghề lại có những khó khăn, trăn trở khác nhau nhưng sẽ luôn có những niềm vui trong những khó khăn, trăn trở đó. Vậy thì hãy cùng VATC tìm hiểu sâu hơn về nghề sửa chữa này nha.
Làm thợ sửa ô tô khó gì? Vui gì? Nếu bạn đã lỡ đam mê?
Khi bạn đã bước ra ngoài xã hội đề mưu sinh thì mỗi ngành nghề cũng đều có đặc thù riêng, có mặt khó khăn, vất vả riêng của nó. Dù là công việc đầu óc hay chân tay thì chúng ta cũng phải bán sức lao động để mang về nguồn thu nhập cho bản thân.
Bạn đã xem chuyên gia trong nghề ô tô nói về nghề của mình và các hướng đi chính xác với nghề chưa? Nếu chưa thì sau khi đọc xong bài viết này, hãy quay lại để xem: Lộ trình phát triển của thợ sửa ô tô.
1. Những khó khăn vất vả, trăn trở trong nghề sửa chữa ô tô:
Chiếc xe ô tô là phương tiện di chuyển cao cấp. Với nhiều các chi tiết cấu tạo thành, nên để tìm ra lỗi và sửa chữa cần rất nhiều yếu tố con người, máy móc, thiết bị hỗ trợ. Vậy nên gặp rất nhiều khó khăn vất vả, trăn trở trong nghề có thể kể đến như:
“Về sức khỏe”
Với ngành nào cũng cần có sức khỏe. Nhưng với ngành ô tô thì có sức khỏe thôi là chưa đủ mà bạn cần phải có một sức khỏe tốt. Bởi vì một chiếc ô tô nặng trung bình khoảng 1500kg nên việc sửa chữa khiến bạn cần phải sử dụng nhiều sức đặc biệt là sửa chữa phần động cơ và phần gầm xe.
“Chịu được áp lực, chịu được bẩn”
Sửa chữa ô tô là một môi trường làm việc cực kì khắc nhiệt. Bạn cần phải chịu được môi trường làm việc với nhiều tiếng ồn lớn, làm quen với việc phải chui dưới gầm xe, tay chân và quần áo dính đầy dầu nhớt, bụi bẩn.
Còn phải chịu những mùi khó chịu khác như: mùi dầu nhớt, mùi khói của động cơ xe đang nổ máy, mùi của các chất tẩy rửa. Cộng với việc không gian của gara không quá lí tưởng do lúc nào cũng chứa đầy xe ô tô khiến bạn cảm thấy nóng bức và chật trội.
“Sự kiên trì”
Nghề nào cũng cần cả, nhưng với môi trường làm việc khắc nhiệt như vậy thì đỏi hòi bạn cần có sự kiên trì cao. Sửa chữa ô tô không phải ngày 1 ngày 2 là bạn có thể sửa chữa được, mỗi xe lại có các pan bệnh khác nhau, các cách sửa chữa khác nhau, làm nhiều cho quen chân quen tay, tích lũy dần kinh nghiệm, rồi dần dần mới nên tay nghề được.
“Tính cẩn thận, tỉ mỉ”
Những nghề kĩ thuật nói chung và nghề sửa chữa ô tô nói riêng rất cần tính cẩn thận, tỉ mỉ. Vì ô tô được cấu tạo nhiều các chi tiết, các chi tiết lại liên kết chặt chẽ với nhau nên một lỗi nhỏ của chi tiết này có thể ảnh hưởng đến chi tiết kia vậy nên tính cẩn thận, tỉ mỉ là rất cần thiết nhằm giúp bạn có thể tìm ra những pan bệnh nhanh chóng và tạo cảm giác an toàn cho người điều khiển ô tô.
“Sự sáng tạo, tìm tòi”
Ngày nay với việc phát triển của ngành ô tô thì các ô tô được trang bị nhiều hệ thống thông minh và hiện đại hơn, điều đó dẫn đến thợ sửa chữa cần phải, tìm tòi các nguồn tài liệu tham khảo uy tín của chiếc xe và có khả năng tập trung,tư duy sáng tạo cao trong khi sửa chữa.
Kết hợp với việc cần phải đọc được những tài liệu sửa chữa của xe mà hầu hết các tài liệu đó là tiếng anh chuyên ngành. Nên quả thật không hề dễ dàng chút nào.
Mỗi năm, các nhà sản xuất lại cho ra các mẫu xe mới, cập nhật những hệ thống mới, vậy nên nếu bạn không chịu khó tìm tòi, học hỏi và sáng tạo thì bạn rất khó khăn trong công việc cũng như có một vị trí tốt được.
“Làm thợ sửa ô tô phải đam mê, yêu nghề”
Với cái nghề “lắm dầu nhiều mỡ” này nếu không có đam mê và yêu nghề thì rất khó có thể đi tới cuối con đường để trở thành một người thợ sửa chữa ô tô giỏi vì đặc thù công việc, những khó khăn, và nhiều lúc cảm thấy nản trí. Vì vậy, chỉ có yêu nghề này lắm mới trụ lại và tự tin bước tiếp được.
Đến đây, nếu bạn muốn làm một thợ điện ô tô giỏi, bạn có thể đọc thêm bài viết: 13 kỹ năng của thợ sửa điện ô tô.
2. Những niềm vui của nghề sửa chữa ô tô:
Nhưng bên cạnh đó thì chúng ta có thể tìm thấy niềm vui trong nghề sửa chữa này.
“Niềm vui khi nhận được lời cảm ơn từ chủ xe”
Cũng như niềm vui của bác sĩ cứu người, thì nghề ô tô này chỉ cần một lời cảm ơn từ chủ xe thì cũng khiến bạn cảm thấy tuyệt vời vì bạn đã cố gắng tạo nên sự an toàn, bảo vệ tính mạng cho những người ngồi và điều khiển chiếc ô tô đó cũng như những người tham gia giao thông khác.
“Niềm vui khi giải quyết được pan bệnh khó của xe”
Với những anh em thợ sửa chữa thích tìm tòi, tư duy thì khi gặp một chiếc xe có pan bệnh khó vừa là nỗi đau đầu nhức óc, lại vừa là niềm vui của họ. Với việc xe gặp phải những pan bệnh khó, thì bạn phải kết hợp các kĩ năng với nhau để có thể bắt bệnh và sửa chữa.
Việc tìm tòi và sửa chữa mất không ít thời gian cũng như là công sức. Những khi tìm ra được bệnh và sửa chữa được nó thì đó lại là một niềm vui cực kì lớn, nó giống như bạn vừa giải được một bài toán khó bằng chính công sức của mình vậy. Thật tuyệt vời đúng không?.
“Làm thợ sửa ô tô với niềm vui độ xe”
Với những anh em thợ sửa chữa có niềm đam mê về tốc độ hay biến những chiếc ô tô thành những kiệt tác thì đây là niềm vui cực lớn của họ. Một chiếc xe với công xuất lớn,hầm hố,nổi bật giữa đám đông, là một niềm động lực cực kì to lớn đối với họ.
“Niềm vui khi học được kiến thức mới”
Bạn sẽ cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi lắp hoàn thành một động cơ sau khi đại tu, hay việc bạn học được khả năng chẩn đoán ô tô là một điều vô cùng hãnh diện và tự hào. Bạn có thể tìm kiếm bất kỳ niềm vui nào trong sửa chữa ô tô với những kiến thức mới.
“Có người bạn đồng hành”
Như câu nói nổi tiếng của nhà đầu tư thành công nhất thế giới Warren Buffett đã nói: “Muốn đi nhanh thì đi một mình,muốn đi xa thì đi cùng nhau” (If you want go to fast, go alone. If you want go to far, go together) câu này cũng đúng với nghề sửa chữa ô tô.
Bạn không thể một mình mà có thể sửa chữa được một chiếc ô tô, hoặc nếu có thì sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức, những nếu có thêm bạn đồng hành thì điều đó lại trở nên dễ dàng. Cùng nhau tìm hiểu nguyên nhân để tìm ra pan bệnh xe, khi tìm ra và sửa đươc lỗi rồi thì cụng tay chúc mừng, kích lệ nhau. Cùng nhau học hỏi cải thiện tay nghề.
Lời kết:
Trong thời đại phát triển thì mỗi ngành lại có đặc thù công việc riêng, những khó khăn, vất vả khác nhau. Có nghề vất vả về đầu óc, nghề vất vả chân tay, nhưng trong các nghề sửa chữa thì nghề sửa chữa ô tô luôn là nghề chịu quanh năm chịu nhiều vất vả nhất.
Nhưng với bản tính kiên trì và đam mê, thích thú trong công việc thì chúng ta luôn có niềm tin về những khó khăn vất vả kia chỉ là những thách của làm thợ sửa ô tô để bạn có thêm động lực để phấn đấu, tự tin bước tiếp trên con đường này.
Hãy theo đuổi ước mơ của mình bằng cách lựa chọn cho mình đúng con đường ngay từ đầu. Tham khảo ngay hôm nay: Trường dạy nghề sửa chữa ô tô uy tín.