Hướng dẫn sửa mã lỗi B2408 – lỗi motor nạp gió
Sửa mã lỗi B2408 là công việc có tần suất xảy ra nhiều tại gara ô tô. Khi lỗi được xác lập thì đèn báo lỗi động cơ sẽ hiện lên, và chúng ta bắt buộc phải sử dụng máy đọc lỗi để chẩn đoán nguyên nhân và xác định chính xác.
Hệ thống bao gồm 1 mô tơ để thay đổi vị trí của cửa nạp gió, và 1 biến trở để xác định vị trí cửa nạp gió. Khi hoạt động thì biến trở này sẽ gửi thông tin về cho hộp điều khiển A/C biết được các tín hiệu từ cửa nạp gió.
Thông tin về mã lỗi B2408
Nguyên nhân dẫn đến xe báo lỗi B2408 có nhiều nguyên nhân liên quan với nhau, chúng ta có thể liệt kê: Hệ thống dây điện có tiếp xúc kém, dây điện hở mạch hoặc ngắn mạch, ngắn mạch tới mass mạch điều khiển, lỗi hộp điều khiển A/C hoặc cơ cấu chấp hành nạp gió.
Như đã nói, triệu chứng của mã lỗi B2408 là đèn báo lỗi động cơ sẽ sáng, và các bạn phải sử dụng máy chẩn đoán để tìm ra mã lỗi này. Và để sửa mã lỗi B2408, các bạn hãy cùng VATC xem vị trí, thông số kỹ thuật và sơ đồ mạch điện của hệ thống điều khiển nạp gió sau đây:
Quy trình sửa mã lỗi B2408 như sau
#Bước 1: Kiểm tra kích hoạt cơ cấu chấp hành
- Thực hiện cho cần số về P rồi bật khóa điện, sau đó kết nối máy chẩn đoán với xe rồi chọn mục “Data Analysis/ dữ liệu động” để xem.
- Trên máy chẩn đoán, tiếp tục chọn “Intake Potentionmeter/ Biến trở nạp khí” trên mục “Current Data/ Dữ liệu hiện tại”. Rồi chọn “Actuation Test/ Kích hoạt cơ cấu chấp hành” và chọn chế độ nạp không khí theo thứ tự: Lấy gió trong/ Lấy gió ngoài.
Trong khi kiểm tra cơ cấu chấp hành, hãy kiểm tra sự thay đổi thông số từ cảm biến với thông số kỹ thuật như sau:
Hãy xem dữ liệu hiện tại có đúng với mỗi lần kích hoạt không? Nếu có thì đây là lỗi thường xuyên, do giắc kết nối cảm biến và giắc hộp điều khiển có thể bị kết nối lỏng/ cong vênh/ tiếp xúc kém/ bị ăn mòn, bẩn/ hoặc đã bị hỏng. Hoặc có thể chưa xóa mã lỗi hộp điều khiển sau khi sửa chữa. Nếu dữ liệu không đúng, thì các bạn tới bước kiểm tra đường dây điện.
#Bước 2: Kiểm tra chân giắc và giắc kết nối
Hãy kiểm tra xem các chân giắc và giắc kết nối có bị lỏng lẻo, cong vênh, rỉ sét hay tiếp xúc kém, hoặc hư hỏng hay không. Nếu có thì các bạn đến bước kiểm tra xe sau sửa chữa, còn nếu không thì các bạn tiếp tục bước tiếp theo dưới đây.
#Bước 3: Kiểm tra hở mạch trong bó dây điện
Thực hiện tắt khóa điện, ngắt kết nối với motor và giắc của hộp điều khiển A/C chính. Sau đó các bạn thực hiện đo điện trở lần lượt giữa chân FRF+ (ở giắc motor) với FRE + (trên giắc hộp điều khiển) và giữa chân REC – (ở giắc motor) với REC – (trên giắc hộp điều khiển). Thông số kỹ thuật của chúng là dưới 1 ôm.
Hãy kiểm tra xem chúng có giống thông số hay không! Nếu không thì kiểm tra/ sửa chữa hở mạch trong bó dây điện, rồi đi đến bước kiểm tra xe sau sửa chữa; Nếu có thì các bạn tiếp tục bước tiếp theo dưới đây:
#Bước 4: Kiểm tra ngắn mạch đến mass của bó dây điện
Thực hiện tắt khóa điện rồi ngắt kết nối với motor và giắc điều khiển A/C chính, để đo điện trở giữa chân FRE + và REC – trên giắc motor với mass sườn. Thông số kỹ thuật của nó là không thông mạch.
#Bước 5: Kiểm tra motor
Các bạn tắt khóa điện, ngắt kết nối giắc hộp điều khiển A/C chính và giắc motor. Sau đó lần lượt nối cọc (+) ắc quy với chân FRE (+) của motor và cọc (-) ắc quy với với chân REC (-). Xác nhận motor hoạt động ở vị trí REC khi đảo vị trí sang chân REC (+) và chân FRE (-). Các bạn tham khảo bảng thông số kỹ thuật dưới đây:
Ở bảng thông số kỹ thuật, thực hiện các chế độ của motor khi lựa chọn chân kết nối, rồi kiểm tra xem vị trí của hiển thị có gần đúng với giá trị của thông số hay không?.
Nếu không gần đúng thì hãy thử thay thế motor rồi kiểm tra chúng bằng cách vận hành, và nếu thấy chúng vận hành tốt thì hãy thay luôn motor rồi tới bước kiểm tra xe sau sửa chữa. Nếu thông số không gần đúng thì các bạn lại tiếp tục thực hiện bước tiếp theo.
#Bước 6: Kiểm tra biến trở
Thực hiện tắt khóa điện rồi ngắt kết nối motor và giắc kết nối điều khiển A/C chính, sau đó bật khóa điện nhưng không khởi động động cơ, rồi đo điện áp giữa chân tín hiệu F/B giắc motor và mass sườn. (Tham khảo bảng thông số kỹ thuật sau).
#Bước 7: Kiểm tra xe sau sửa chữa
Thực hiện để xe ở số P và bật khóa điện, rồi kết nối máy chẩn đoán với xe để đọc lại lỗi và xóa lỗi. Sau khi thực hiện xóa xong, hãy lái xe trong điện kiện xảy ra lỗi trước đó, rồi đọc lỗi lại 1 lần nữa. Nếu lỗi vẫn xảy ra thì quay lại bước 1, nếu không thì đã hoàn thành việc sửa chữa.
Xem thêm: Hướng dẫn sửa mã lỗi B10FE.13 – Lỗi mạch cảm biến túi khí
Trên là bài viết hướng dẫn sửa mã lỗi B2408 – mã lỗi motor nạp gió. Chúc các bạn có thể thực hiện sửa chữa thành công với 7 bước trên.
Theo: obdvietnam.vn