Cách quản lý thợ tại gara: 7 Nguyên tắc vàng để có được hiệu quả cao
Làm thế nào để quản lý thợ tại gara một cách hiệu quả? Muốn trở thành một quản lý giỏi cần những yếu tố gì?…
Đây được xem là những vấn đề nhức nhối đối với những chủ gara ô tô, những quản lý xưởng dịch vụ. Bởi đa số những người điều hành gara ô tô là những người không có nhiều kỹ năng quản lý nhân viên, tất cả đều dựa quản lý dựa trên cảm tính và kinh nghiệm đúc kết hàng ngày.
Hiểu về quản lý thợ tại gara để nâng cao hiệu quả công việc
Công việc của đội ngũ nhân viên là biến kế hoạch và mục tiêu của chủ gara thành hiện thực, và công việc của một người quản lý gara đó chính là quản lý và điều tiết nhân viên làm sao công việc được diễn ra một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, nếu chỉ biết thúc ép nhân viên làm việc cật lực nhằm gia tăng khối lượng công việc là điều hết sức sai lầm.
Việc ép buộc nhân viên làm việc một cách cật lực và máy móc rất dễ bị phản tác dụng, dẫn tới sự bất bình và nảy sinh ý nghĩ rời xa tổ chức. Ngược lại, nếu quản lý nhân viên quá mềm mỏng thì đôi khi sẽ khiến nhân viên trở nên lười biếng hoặc thiếu động lực làm việc.
Mỗi một nhân viên và gara đều có cá tính và đặc trưng riêng, nên không có một quy chuẩn quản lý nhân viên nào đúng hoàn toàn cả. Một quản lý giỏi là người có thể khiến đội ngũ nhân viên hài lòng, gắn kết và hết lòng cống hết cho gara. Qua đó giúp gara ngày càng phát triển mạnh hơn để đạt được lợi ích chung.
Nếu bạn đang muốn biết cách quản lý gara giỏi, hãy tham khảo ngay bài viết 7 nguyên tắc vàng để quản lý thợ tại gara hiệu quả sau đây!
-
Bạn phải là người đi tiên phong
Nhân viên đa phần có xu hướng nhìn vào người đứng đầu gara để tìm kiếm nguồn cảm hứng trong công việc. Nếu muốn nhân viên luôn nhiệt huyết trong sửa chữa, thì người quản lý luôn phải là tấm gương cho các nhân viên noi theo.
Để có thể quản lý thợ hiệu quả, bạn cần phải là một minh chứng sống về một người luôn nỗ lực hoàn thành tốt công việc, cũng như người đi đầu trong các hoạt động gắn kết nội bộ.
Ngoài ra, bạn cũng nên nhớ rằng, dù mình là người quản lý gara những bạn cũng không thể nào là một người hoàn hảo, hãy can đảm thừa nhận những thiếu sót, sai lầm và chịu trách nhiệm trong công việc, nên nhân viên của bạn cũng vậy. Đồng thời hãy trao đổi với thợ về hướng giải quyết vấn đề.
-
Quản lý thợ tại gara phải biêt giao tiếp và lắng nghe
Một cuộc khảo sát cho thấy, có 81% người muốn gia nhập một cty/ gara coi trọng việc “giao tiếp cởi mở” hơn là những phúc lợi mà công ty mang lại. Một cuộc khảo sát nữa của Gallup chỉ ra rằng, chỉ có 13% nhân viên tin rằng quản lý đang trò truyện thực sự với họ.
Dù bạn thường xuyên ngồi cạnh và làm việc cùng các nhân viên của mình, họ cũng cảm thấy không thoải mái và lạc lõng với người quản lý trong những cuộc trò chuyện hàng ngày.
Một người quản lý giỏi là người biết lắng nghe những mong muốn và khó khăn trong công việc, cũng như trong cuộc sống để có thể đưa ra hướng giải quyết tốt hơn cho nhân viên.
Bên cạnh việc trò truyện trực tiếp với nhau tại gara làm việc, bạn cũng có thể sử dụng các công cụ khác để giao tiếp nội bộ với nhau thông qua các ứng dụng mạng xã hội như: facebook, zalo…
Dù người quản lý xưởng cho bất kỳ phương thức nào để giao tiếp với KTV của mình, thì cũng phải luôn giao tiếp thật rõ ràng, gần gũi, trung thực và đúng mục đích để mang lại hiệu quả tốt nhất.
-
Mục tiêu phát triển của gara luôn có phần của nhân viên
Cách tốt nhất để các ktv trong nhóm cộng tác làm việc với nhau hiệu quả, là phải định hướng được cho họ làm việc với một mục đích chung. Những nhân viên có kỹ năng cao nhưng chỉ chú trọng vào mục tiêu cá nhân đề ra dễ dẫn tới tình trạng cô lập, thiếu gắn kết nội bộ và không chịu hợp tác với nhau khi làm việc.
Việc lập ra mục tiêu cho nhóm làm việc hay gara nói chung không thể hoàn thành trong sớm chiều, quản lý thợ tại gara cần phải dành thời gian để đưa ra những mục tiêu đủ tham vọng nhưng không vượt quá tầm với khiến nhân viên chán nản.
Hãy dành thời gian trao đổi với nhân viên về khả năng và mục tiêu tháng, năm… của họ, để từ đó có thể đưa ra một mục tiêu chung phù hợp.
Khi nhân viên hoàn thành được mục tiêu đề ra để giúp gara phát triển, quản lý cũng nên dành những phần thưởng xứng đáng cho nhân viên của mình, khi mà chính những nhân viên đó là những người đã đóng góp một phần không nhỏ để giúp gara ngày càng đi lên.
-
Đánh giá và định hướng phát triển năng lực của thợ
Mục đích chính của việc đánh giá năng lực của nhân viên là để đo lường hiệu suất làm việc của từng nhân viên. Những buổi đánh giá năng lực của nhân viên nên được tiến hành thường xuyên.
Dựa trên kết quả mà bạn đánh giá, nhân viên sẽ hiểu được điểm mạnh và những điểm còn thiếu sót của mình. Từ đó bạn có thể đưa ra quyết định nên phân công và đề bạt nhưng vị trí phù hợp cho từng nhân viên.
Quá trình đánh giá năng lực của ktv giúp ích rất nhiều cho người quản lý trong việc giữ lại những người có tiềm năng phát triển, bằng cách khen thưởng và đề xuất những vị trí cao hơn trong tương lai. Những cá nhân có năng lực này sẽ đưa gara của bạn ngày càng lớn mạnh trong tương lai.
Cho dù nhân viên đang thể hiện những mặt tốt hay kém, việc đánh giá nhân viên sẽ giúp người quản lý dễ định hướng các bước đi tiếp theo. Ngoài ra, thay vì việc chỉ trích về lỗ hổng kỹ năng và kiến thức, thì người quản lý thợ tại gara có thể ngồi lại với ktv và đề xuất họ tham gia những khóa đào tạo kỹ năng cần thiết mà họ đang thiếu sót.
-
Tạo động lực làm việc cho ktv bằng khen thưởng
Nếu một người quản lý xem những đóng góp hàng ngày của nhân viên là điều khiển nhiên, thì chắc chắn đó không phải là một quản lý giỏi. Một cuộc khảo sát toàn cầu dành cho 200.000, đã yêu cầu nhân viên chọn những mục quan trọng nhất trong công việc từ danh sách 26 mục.
Mục được lựa chọn nhiều nhất là: sếp hoặc quản lý “công nhận và khen thưởng đối với những đóng góp của tôi”.
Để có thể quản lý thợ hiệu quả, bạn cần phải làm sao để ktv của mình cảm thấy những đóng góp của họ là vô cùng quan trọng, bằng cách khen thưởng thường xuyên.
Theo báo cáo của O.C.Tanner cho thấy, có tới 78% nhân viên cho thấy những chương trình khen thường cải thiện rất nhiều mối quan hệ giữa nhân viên và người quản lý. Đồng thời, có tới 68% nhân viên cho rằng, việc khen thưởng sẽ giúp họ nâng cao hiệu suất làm việc và gia tăng khả năng sáng tạo hơn.
-
Biến nơi làm việc thành một nơi vui vẻ
Xây dựng một môi trường làm việc năng động và vui vẻ sẽ khiến nhân viên yêu thích công việc và gắn kết lâu dài với nơi làm việc, từ đó việc quản lý nhân viên sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
Ngoài ra, cho nhân viên nghỉ giải lao sớm hơn những khi ít việc sẽ gia tăng động lực làm việc và tinh thần làm việc thoải mái hơn. Hiện nay gara đã cung cấp những khu vực giải lao với các trò chơi, trà, cà phê và thức ăn vặt để nhân viên có thể rời bàn làm việc và thư giãn ngắn tại đây.
Là một người quản lý thợ tại gara/ lãnh đạo gara, hãy cố gắng tạo dựng một môi trường làm việc năng động, cạnh tranh công bằng và chú trọng sự cân bằng giữa công việc và đời sống cho các nhân viên.
Những bữa ăn trưa, xem phim, vui chơi hay du lịch xa là những cách tuyệt vời để thúc đẩy sự gắn kết của các thành viên trong công ty. Qua đó gia tăng sự hài lòng và giảm số ngày nghỉ việc của nhân viên.
-
Trao quyền cho nhân viên
Việc quản lý trao quyền cho thợ trong gara sẽ giúp họ cảm thấy được tôn trọng, hài lòng và gắn kết hơn. Hiện nay, cũng đã có nhiều gara cho phép nhân viên tự quyết định, chịu trách nhiệm và chia sẻ thông tin về công việc với quản lý.
Cách quản lý nhân viên hiệu quả bằng việc trao quyền này sẽ giúp giảm tải khối lượng công việc cho lãnh đạo, đồng thời cũng là cơ hội để nhân viên thể hiện khả năng, tích lũy thêm kiến thức và kỹ năng mới.
Nếu bạn chưa mở gara, hãy xem ngay bài: thủ tục để mở gara ô tô
Trên đây là 7 nguyên tắc để quản lý thợ tại gara hiệu quả. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có thêm những kinh nghiệm hữu ích trong việc quản lý nhân viên. Qua đó đưa gara ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai gần. Chúc các bạn thành công!