3 cách kiểm tra hệ thống làm mát – Giải thích chi tiết từng bước
Thông thường, những vấn đề xảy ra khi kiểm tra hệ thống làm mát không dễ để chẩn đoán, bởi chúng có rất nhiều nguyên nhân. Nếu nhận thấy hệ thống làm mát có dấu hiệu rò rỉ thì có thể là do động cơ đang làm việc ở nhiệt độ quá cao, hoặc cũng có thể là do một bộ phận liên quan nào đó đang gặp vấn đề.
Vì vậy mà các kỹ thuật viên, các chủ xe hay các bạn học nghề sửa chữa ô tô, khi kiểm tra lỗi trên hệ thống làm mát, các bạn nên lưu ý những vấn đề sau đây, để có thể xác định vấn đề một cách tốt nhất.
Phương pháp 1: Kiểm tra hệ thống làm mát
-
Quan sát đồng hồ nhiệt độ nước làm mát
Dấu hiệu hư hỏng dễ nhận thấy nhất khi hệ thống làm mát gặp vấn đề đó chính là quan sát đồng hồ nhiệt độ trên bảng điều khiển.
- Nếu đồng hồ đo nhiệt độ ở mức cao trong giới hạn cho phép thì có nghĩa hệ thống làm mát đang gặp vấn đề, ngay cả khi động cơ không bị quá nhiệt đi nữa.
- Khi kim đồng hồ đang ở vị trí màu đỏ, thì có nghĩa rằng động cơ đang bị quá nhiệt. Hãy tắt máy để kiểm tra ngay khi có thể.
- Khi hệ thống làm mát trục trặc, nó có thể gây ảnh hưởng đến động cơ, khiến động cơ không đạt được nhiệt độ thích hợp. Lúc này, kim đồng hồ sẽ nằm tại vị trí màu xanh.
-
Đèn “check engine” báo sáng
Khi đèn check engine báo sáng, thì bạn cũng nên kiểm tra hệ thống làm mát xe chúng đang gặp vấn đề hay không. Đèn check engine thường chỉ báo sáng khi gặp các lỗi xảy ra trên động cơ. Bạn có thể sử dụng thiết bị đọc mã lỗi để chẩn đoán lỗi đang xảy ra trên động cơ.
-
Kiểm tra xem nước làm mát co bị rò rỉ hay không
Kiểm tra hệ thống làm mát và phát hiện sự rò rỉ là vấn đề khá phổ biến. Nếu bạn nhận thấy có nước ngay dưới gầm xe, đây có thể là dung dịch nước làm mát. Hãy sử dụng một tờ giấy trắng, thấm vào vũng nước xem tờ giấy chuyển sang màu gì.
Thường thì, dầu động cơ sẽ có màu đen hoặc nâu, nước từ hệ thống lạnh sẽ không màu, và dung dịch nước làm mát sẽ là màu xanh hoặc cũng có thể là cam và hồng.
-
Kiểm tra lượng nước làm mát
Nếu bạn cảm thấy chiếc xe đang bị rò rỉ dung dịch nước làm mát, hãy thử kiểm tra lượng nước còn lại trong bình chứa dung dịch nước làm mát.
- Để kiểm tra hệ thống làm mát ở két nước, hãy chờ cho động cơ nguội hẳn và mở nắp capo sau ra để kiểm tra mức nước làm mát trong bình. Trên bình sẽ có các vạch kẻ đẻ nhận biết mức nước tối đa và tối thiểu.
- Hãy ghi nhớ mức nước dung dịch còn lại trên bình và vài ngày sau hãy kiểm tra lại. Nếu nhận thấy mức nước làm mát tụt quá nhanh thì có nghĩa là dung dịch nước làm mát đang bị rò rỉ.
Phương pháp 2: Kiểm tra hệ thống bằng mắt thường
-
Chờ động cơ nguội
Khi vừa sử dụng xe xong, khoang động cơ sẽ có nhiệt độ rất cao. Vậy nên, hãy chờ cho động cơ nguội hẳn rồi bạn sẽ bắt đầu mở nắp capo ra để tiến hành kiểm tra hệ thống làm mát.
-
Mang dụng cụ bảo hộ
Khi kiểm tra hệ thống làm mát, bạn nên mang các dụng cụ bảo hộ như quần áo, găng tay và kính bảo hộ để tránh những tai nạn không mong muốn xảy ra.
-
Kiểm tra nắp bộ tản nhiệt
Nắp bộ tản nhiệt cũng là một trong những bộ phận thường gặp hử hỏng do ảnh hưởng bởi nhiệt độ của nước làm mát. Khi hoạt động, nắp bộ tản nhiệt có nhiệm vụ giải phóng áp suất dư thừa bên trong hệ thống. Tuy nhiên, theo thời gian, nắp bộ tản nhiệt dần dần bị xuống cấp.
Nếu nắp bộ tản nhiệt bị ăn mòn, gỉ sét hoặc bụi bám thì cũng sẽ ảnh hưởng đến hệ thống làm mát.
- Nắp bộ tản nhiệt là bộ phận khá rẻ, bạn có thể mua chúng ở bất kỳ ở hàng phụ tùng ô tô nào.
- Không bao giờ được mở nắp bộ tản nhiệt khi động cơ đang nóng.
>>> Xem thêm: Van hằng nhiệt nên giữ hay bỏ
-
Kiểm tra hệ thống làm mát phần bơm nước
Hãy kiểm tra xem bơm nước của bạn đang gặp phải vấn đề nào không, chẳng hạn như tắc dây đai, rò rỉ…
- Nếu nhận thấy dây đai bơm nước bị hỏng, hãy thay mới nó ngay.
- Tham khảo sách hướng dẫn sử dụng xe để có thể xác định được vị trí của bơm nước.
-
Kiểm tra các ống nước
Hãy kiểm tra hệ thống làm mát tại các ống nước đi từ bộ tản nhiệt tới động cơ. Nếu có bất kỳ ống nước nào có dấu hiệu hư hỏng hay kẹt, thì chúng sẽ khiến hệ thống làm mát làm việc không chính xác. Các vết nứt trên ống nước sẽ làm dung dịch làm mát bị rò rỉ và khiến hệ thống làm việc không hiệu quả.
- Hãy chú ý tới các dây đai xem chúng có cọ sát vào các đương ống nước hay không. Nếu có, bạn cần thay mới cả hai.
- Các vết nứt thường xảy ra tại các vị trí ở 2 đầu nối với nắp máy hoặc két nước. Keo dán ống bị thoái hóa cũng có thê khiến nước làm mát bị rò rỉ.
Phương pháp 3: Kiểm tra hệ thống làm mát với các lỗi thường gặp
-
Thay mới nước làm mát
Nếu đã kiểm tra toàn bộ hệ thống làm mát mà vẫn không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu hư hỏng hay rò rỉ nào, thì rất có thể là do nước làm mát đã bị biến chất. Thông thường, bạn nên thay nước làm mát sau khi di chuyển từ 30.000 – 60.000km.
-
Kiểm tra ron nắp máy
Khi xe đang hoạt động, nếu bạn nhận thấy động cơ thoát ra khói trắng thì rất có thể là ron nắp máy đang gặp vấn đề. Ngoài ra, nước làm mát rò rỉ ở nắp máy, bên cạnh đường ống xả cũng là dấu hiệu cho thấy ron nắp máy đang hư hỏng.
Để kiểm tra hệ thống làm mát/ động cơ và sửa chữa được vấn đề này, đòi hỏi các thợ sửa chữa phải có tay nghề, vì vậy mà các bạn học sửa ô tô cũng nên lưu ý nghiên cứu thêm những tài liệu liên quan đến vấn đề này, để có thể xử lý chính xác nhất.
-
Kiểm tra van hằng nhiệt
Van hằng nhiệt sẽ mở hoặc đóng dựa trên nhiệt độ của động cơ.
- Nếu van bị kẹt tại trí đóng, nước làm mát sẽ không thể đi qua bộ tản nhiệt khiến động cơ quá nóng.
- Nếu van bị kẹt tại vị trí mở, nước làm mát sẽ bị chảy liên tục qua bộ tản nhiệt và động cơ dẫn tới tình trạng làm mát quá mức.
-
Sử dụng máy chẩn đoán lỗi OBD II để xác định mã lỗi
Nếu đèn check engine báo sáng, bạn có thể sử dụng máy OBD II để xác định chính xác 100% mã lỗi mà không cần tốn quá nhiều thời gian hay công sức.
- Cắm giắc cắm của máy chẩn đoán vào cổng phía dưới bảng taplo, mở chìa khóa và bật máy chẩn đoán.
- Tùy thuộc vào máy quét, nó sẽ hiện thị toàn bộ các mã lỗi và mô tả chi tiết mã lỗi đó bằng tiếng anh.
-
Sử dụng dụng cụ kiểm tra áp suất của hệ thống làm mát
Tháo nắp bộ tản nhiệt và gắn nắp bộ tản nhiệt có sẵn trong bộ dụng cụ vào vị trí. Sau đó gắn ống kiểm tra vào nắp và nhồi bơm để áp suất trên đồng hồ đo tăng lên đến giá trị mà áp suất không tăng lên nữa. Đợi một thời gian và quan sát lại áp suất trên đồng hồ.
Nếu áp suất không đổi thì hệ thống không bị rò rỉ dung dịch làm mát. Còn nếu áp suất giảm đi thì hệ thống đang bị rò rỉ ở một vị trí nào đó và cần phải được sửa chữa.
Chúc các bạn có những kiến thức tốt về việc kiểm tra hệ thống làm mát động cơ ô tô!
Trung tâm dạy nghề sửa chữa ô tô Việt Nam VATC
Địa chỉ: số 50 đường 12, P.Tam Bình, Q.Thủ Đức, TP.HCM
Điện thoại: 0945711717
Email: info@oto.edu.vn
Nguồn: oto-hui.com