Site icon VATC – Trung tâm dạy nghề sửa chữa điện ô tô Việt Nam

VATC thông báo kết thúc khóa sửa chữa ECU trên xe ô tô đời mới K2

HỌC SỬA CHỮA ECU Ô TÔ TẠI TRUNG TÂM VATC

HỌC SỬA CHỮA ECU Ô TÔ

Trung tâm huấn luyện kỹ thuật ô tô Việt Nam VATC thông báo bế giảng kết thúc khóa học sửa chữa ECU trên xe ô tô đời mới khóa K2. Sau hơn 2 tháng cùng học tập và nghiên cứu các giải pháp sửa chữa ECU thực tế trên xe ô tô đời mới. Các học viên đã tốt nghiệp và tất cả trong số họ đã có đầy đủ các kỹ năng để trở thành một người sửa chữa điện – điện tử ô tô ECU chuyên nghiệp.

Sau khi hoàn thành những bài test có tính chất vô cùng nghiêm ngặt và có độ khó cao trên giấy và đặc biệt là các bài test thực hành thực tế. Dường như tất cả các học viên đã gặp không ít khó khăn để hoàn thành, tuy nhiên kết quả đạt được lại ở trên mức mong đợi.

“Lửa thử vàng, gian nan thử sức” Chúc mừng các học viên đã hoàn thành tốt tất cả các mục từ kiến thức cơ bản đến nâng cao, từ lý thuyết đến thực hành. Để giờ đây, hành trang của các bạn là những kiến thức sửa chữa ECU ô tô thực tế để có thể thực hiện những ca pan bệnh sửa chữa điện ô tô chuyên sâu hơn, đúng với những gì mà mục tiêu của Trung tâm dạy nghề sửa chữa điện ô tô VATC giảng dạy.

Học sửa chữa ECU

Những hình ảnh tại khóa học sửa chữa ECU trên ô tô khóa K2

Lộ trình học sửa chữa ECU trên xe ô tô đời mới như sau:

PHẦN 1 : NHẬP MÔN “ĐIỆN Ô TÔ”

1. Khai giảng.
2. Nội quy trung tâm – Nội dung khóa học.
3. Dòng điện một chiều.
4. Dòng điện xoay chiều.
5. Điện từ trường.

PHẦN 2 : CHUẨN KỸ NĂNG CHO NGƯỜI THỢ ĐIỆN TỬ Ô TÔ      

6. Kỹ năng sử dụng đồng hồ VOM cơ đo các linh kiện điện tử.
7. Kỹ năng sử dụng đồng hồ VOM điện tử đo các linh kiện điện tử.
8. Kỹ năng sử dụng đồng hồ hiển thị sóng phân tích xung (Đo xung).
9. Kỹ năng phân tích mạch điện.

PHẦN 3 : CÁC LINH KIỆN THỤ ĐỘNG

10. Điện trở:
– Chức năng – nhiệm vụ của điện trở.
– Ký hiệu, trị số, vạch màu, công thức tính.
– Phân loại điện trở.
– Cách ghép các điện trở.
– Ứng dụng của điện trở.

11. Tụ điện:
– Cấu tạo của tụ điện.
– Các thông số của tụ điện.
– Phân loại tụ điện.
– Đặc tính nạp, xả của tụ điện .
– Cách ghép các tụ điện.
– Cách đo tụ điện.
– Ứng dụng của tụ điện.

12. Cuộn cảm:
– Cấu tạo của cuộn cảm.
– Các đại lượng đặc trưng của cuộn cảm.
– Cách ghép các cuộn cảm.
– Các ứng dụng của cuộn cảm.

PHẦN 4: CÁC LINH KIỆN CHỦ ĐỘNG

13. Diode.
– Đại cương về chất bán dẫn.
– Tiếp giáp P-N.
– Nguyên tắc hoạt động của diode.
– Cách ghép diode.
– Các loại diode đặc biệt (Diode zener, Diode quang, Diode phát quang, Diode biến dung, Diode tách sóng).
– Mạch nắn điện.

14. Transistor lưỡng cực BJT.
– Cấu tạo, hình dạng, ký hiệu và nguyên lý hoạt động của transistor BJT.
– Transistor âm tần và cao tần.
– Cách đọc các thông số của transistor.
– Các loại transistor đặc biệt (Transistor số, darlington, Transistor dán, màng).
– Mạch khuếch đại tín hiệu dùng transistor.
– Mạch dao động dùng transistor.
– Cách tra cứu thay thế Transistor cùng loại.

15. Transistor nối đơn UJT
– Cấu tạo, ký hiệu, hình dạng của UJT.
– Nguyên lý hoạt động của UJT.

PHẦN 5: CÁC LINH KIỆN ĐẶC BIỆT

16. SCR.
– Cấu tạo, ký hiệu, hình dạng SCR.
– Nguyên lý hoạt động của SCR, cách đo kiểm tra SCR.
– Ứng dụng của SCR.

17. TRIAC.
– Cấu tạo, ký hiệu, hình dạng TRIAC.
– Nguyên lý hoạt động của TRIAC, cách đo kiểm tra TRIAC.

18. DIAC
– Cấu tạo, ký hiệu, hình dạng DIAC.
– Nguyên lý hoạt động của DIAC, cách đo kiểm tra DIAC.

19. FET/ MOSFET
– Tổng quan về transistor hiệu ứng trường FET (Field Effect Transistor).
– Transistor trường tiếp giáp JFET.
– Transistor hiệu ứng trường cực cổng cách ly MOSFET (Metal Oxide Semiconductor Field Effect Transistor).
– Các thông số kỹ thuật của FET, MOSFET, cách đo kiểm tra.
– Một số linh kiện đặc biệt (GTO, PUT).

20. IC (Mạch tích hợp)
– Khái quát về IC (Integrated Circuit).
– Cách đọc chân IC.
– Các IC ổn áp thường dùng trong hộp điện auto: (78xx, 79xx…).
– Cách đo để nhận biết IC tốt xấu trong mạch điện.

21. Mạch dao động
– Nguyên tắc của mạch dao động.
– Mạch dao động hình Sine.
– Mạch dao động nghẹt (Blocking Oscillator).
– Mạch dao động đa hài.

22. DIGITAL IC, IC SỐ, IC TIMER,
– Khái quát về IC số (Digital IC).
– Các cổng Logic thông dụng.
– IC định thời (Timer).

23. RAM, ROM, PROM, EPROM, EEPROM
– RAM (Random Access Memory).
– ROM (Read Only Memory).
– PROM (Programmable Read-Only Memory).
– EPROM (Erasable Programmable Read-Only Memory).
– EEPROM (Electrically Erasable Programmable Read-Only Memory).

PHẦN 6: THỰC HÀNH ỨNG DỤNG

24. Thực hành lắp ráp các mạch điện tử ứng dụng trên ô tô.
25. Thực hành đọc phân tích mạch ECU nhiều lớp.
26. Thực hành đo kiểm các linh kiện điện tử rời và đo kiểm linh kiện trong board mạch.
27. Thực hành phân tích các hoạt động chính của hộp ECU, phân tích mạch nguồn ECU, mạch điều khiển đánh lửa trong ECU, mạch điều khiển kim phun và các mạch điều khiển khác.
28. Thực hành tháo lắp thay thế các linh kiện phức tạp và nhiều chân.
29. Thực hành chỉnh sửa dữ liệu ODO, thay đổi dữ liệu để phục hồi ECU hộp điều khiển túi khí khi đã bị nổ.
30. Thực hành chép chương trình của chìa khóa trên auto.
31. Thực hành chép dữ liệu của hộp ECU khi thay mới.

PHẦN 7: THI, CẤP CHỨNG CHỈ VÀ TỔNG KẾT, BẾ GIẢNG KHÓA HỌC

Nếu các bạn đã sẵn sàng đến với khóa học sửa chữa ECU trên xe ô tô đời mới để trở thành những Kỹ thuật viên sửa chữa ECU chuyên nghiệp như những học viên khóa K2. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi, chỉ còn duy nhất 2 khóa trong năm nay với khóa K3 vào ngày 23/7/2018 và khóa K4 bắt đầu từ 31/10/2018. Đăng ký ngay để được giữ chỗ và nhận được những lợi ích tốt nhất.

Trung Tâm Huấn Luyện Kỹ Thuật Ô Tô Việt Nam VATC

Địa chỉ: số 50 đường 12, P.Tam Bình, Q.Thủ Đức, TP.HCM
Điện thoại: 0945.71.17.17
Email: info@oto.edu.vn

Exit mobile version