Khi tìm hiểu về taplo trên ô tô, chắc hẳn bất kỳ ai cũng đã từng nghe đến, thế nhưng nhiều bạn mới học kỹ thuật ô tô cũng hiểu rõ về nó. Vậy taplo là gì, nó gồm những gì và chức năng của nó ra sao? Hãy cùng VATC tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Tìm hiểu về Taplo trên ô tô là gì? Khái niệm?
Taplo hay còn được gọi là bảng điều khiển ô tô. Đây là bộ phận hiển thị thông tin cơ bản mà người lái xe cần nắm bắt khi điều khiển xe.
Bảng taplo thường nằm ở vị trí thuận tiện, giúp người lái có thể dễ dàng quan sát một cách tổng quan, nhanh chóng để tránh tình trạng sao nhãng khi điều khiển xe. Vậy nên, thông thường bảng taplo sẽ được lắp đặt ngay sau vô lăng, dưới kính chắn gió trước của xe.
Những thông tin hiển thị trên bảng taplo của từng hãng xe, dòng xe và đời xe có thể khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản thì bảng taplo sẽ có các loại đồng hồ sau: đồng hồ đo tốc độ, đồng hồ đo nhiên liệu, đồng hồ đo vòng quay máy và đồng hồ đo nhiệt độ làm mát.
Thông tin chi tiết về những loại đồng hồ trên bảng taplo
Như đã nói ở trên khi tìm hiểu về taplo trên ô tô, thường chúng sẽ có 4 loại đồng hồ. Đối với những dòng xe đời mới cao cấp hơn, sẽ có nhiều thông tin được hiển thị trên bảng taplo.
-
Đồng hồ đo tốc độ (công-tơ-mét)
Thông thường, đồng hồ đo tốc độ sẽ có hình tròn, kim chỉ trên mặt chia vạch và đánh số cụ thể. Đây là phần dễ nhận biết nhất trên bảng điều khiển xe, bởi nó thường có kích thước lớn nhất so với các chỉ dẫn khác nhằm giúp người nhìn dễ quan sát. Các nhà sản trang bị công tơ mét vào bảng taplo xe ô tô, nhằm mục đích thông báo tốc độ hiện tại mà xe đang di chuyển cho người lái.
Công tơ mét ở Việt Nam thể hiện tốc độ theo Km/h, tuy nhiên có một vài dòng xe nhập khẩu ở các nước khác như Mỹ, Anh… thì đồng hồ tốc độ có thêm cả đơn vị dặm/giờ nữa.
Trên công tơ mét của một số dòng xe ngày nay còn có thêm thông tin về quãng đường mà xe di chuyển, nó thường được chia thành 2 dạng:
- ODO – Toàn bộ quãng đường mà xe đã chạy kể từ lúc xuất xưởng.
- TRIP – Quãng đường đo được trên mỗi chuyến hành trình để người lái có thể biết được mức tiêu thụ nhiên liệu của xe.
Điều đặc biệt đối với loại đồng hồ đo tốc độ này là nó sẽ trở tự động trở về 0 sau một quãng đường tối đa mà nhà sản xuất xe đã cài đặt (chẳng hạn 2000km).
-
Đồng hồ hiển thị vòng tua máy
Đồng hồ đo vòng quay máy cũng thường có hình tròn, nhỏ hơn và nằm cạnh đồng hồ đo tốc độ. Đồng hồ này hiển thị vòng tua hiện tại của trục khuỷu động cơ trong vòng 1 phút (RPM – Round Per Minute) và khi máy hoạt động ở trạng thái chờ, thì số vòng tua thường sẽ dưới 1.000 vòng/phút.
Bạn cần biết rằng, với cùng một số khi đạp chân ga thì số vòng sẽ tăng lên và tỷ lệ thuận với tộc độ của xe. Vậy nên:
- Nếu kim vòng quay chỉ gần vạch đỏ, tức là máy đang hoạt động ở mức gần tối đa. Để hạn chế những hư hại về máy thì bạn nên giảm ga, hoặc tăng số lên nếu như còn số.
- Trước khi xuất phát, bạn nên nhả dần chân côn và tăng ga lên sao cho vòng quay máy lên tới khoảng 2.000 vòng/phút để tránh chết máy.
- Trọng lúc xe đang vận hành, bạn cũng nên theo dõi vòng tua máy để biết được tốc độ vận hành của động cơ.
Thông thường, vòng tua máy trên 2.500 vòng/phút sẽ khiến máy bị gằn, là dấu hiệu mà cần tăng số. Còn nếu như vòng quay máy thấp hơn 1.000 vòng/phút thì bạn nên giảm số, nếu không xe sẽ gặp tình trạng giật và đuối máy dẫn tới chết máy.
-
Đồng hồ đo nhiên liệu
Đồng hồ này hiển thị mức nhiên liệu còn lại trong bình. Trên đồng hồ đo nhiên liệu sẽ có ký hiệu F (Full) và E (Empty). Nếu kim đồng hồ đo nhiên liệu chỉ về vạch F thì có nghĩa là nhiên liệu đầy và ngược lại. Đồng thời, trên đồng hồ đo nhiên liệu còn chia các vạch, để người lái có thể ước chừng được còn bao nhiêu nhiên liệu và xe đã đi hết bao nhiêu nhiên liệu.
-
Đồng hồ đo nhiệt độ làm mát
Đây là thiết bị vô cùng cần thiết để giúp bạn biết được nhiệt độ hiện tại của nước làm mát động cơ và nhiệt độ hiện tại so với mức nóng (H – Hot) và lạnh (C – Cold) của xe.
- Khi xe chạy ở điều kiện bình thường, thì nhiệt độ nước làm mát sẽ ổn định ở một mức, kim đồng hồ thường sẽ chỉ ở giữa H và C hoặc có thể lệch nhẹ về C.
- Nếu kim đồng hồ lệch mạnh về vạch H, thì có nghĩa là máy đang hoạt động quá mức, nhiều khả năng là xe đang gặp vấn đề.
Có thể là do thiếu hoặc rò rỉ nước làm mát, cũng có thể hệ thống đang gặp vấn đề nào đó. Vậy nên, nếu nhận thấy đồng hồ đo nhiệt độ báo nóng thì bạn nên kiểm tra và xử lý ngay (hãy tắt máy chờ đồng cơ nguội rồi mới được mở nắp két nước tránh bị bỏng).
5. Hiển thị đèn báo lỗi ô tô
Ngoài ra, trên bảng taplo còn các loại đèn hiển thị lỗi, và mỗi loại đèn sẽ có một thông báo riêng. Khi đèn báo lỗi nổi, đồng nghĩa với việc xe đang cảnh bảo gặp nguy hiểm và cần phải kiểm tra sửa chữa chúng. Các bạn có thể tìm hiểu: ý nghĩa 64 loại đèn cảnh báo lỗi trên ô tô.
Trên là những thông tin cần biết cho các bạn mới học sửa ô tô và các bạn mới học lái xe ô tô khi tìm hiểu về taplo trên ô tô. Chúc các bạn có được một kiến thức thú vị và có thể áp dụng vào thực tiễn.