Site icon VATC – Trung tâm dạy nghề sửa chữa điện ô tô Việt Nam

Thế nào là nghề Sale Engineer? Theo học kỹ thuật có nên làm Sale?

Thế nào là nghề Sale Engineer

Tìm hiểu Thế nào là nghề Sale Engineer

Nhắc tới nghề Sales chắc hẳn ai ai cũng đã biết. Với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo, nó đã tác động rất nhiều tới nghề Sales. Trong nghề Sales, thì nghề Sale Engineer chính là cảnh giới cao nhất của Sales hiện nay.

Sống trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, chắc chắc công việc sale đã không còn quá xa lạ với mọi người. Nhưng Sale Engineer là gì? Sale Engineer làm những công việc gì….? Thì ít ai có thể biết hết được? Vậy các bạn hãy cùng oto.edu.vn nhau giải đáp những câu hỏi trên ngay bài viết sau đây!

I. Nghề Sale Engineer là gì?

Sale Engineer hiểu đơn giản là Kỹ sư bán hàng, hay nó còn có các tên gọi khác như: Kỹ sư hỗ trợ bán hàng, Kỹ sư hệ thống hay Tư vấn kỹ thuật. Để có thể trở thành một kỹ sư bán hàng, người đó phải nắm rõ các kiến thức về sản phẩm hay dịch vụ mà họ đang bán, cùng với đó là kỹ năng nghề Sales.

Trong quá trình làm việc, các Sale Engineer làm việc như một “cỗ máy toàn năng” trong đội ngũ bán hàng.

II. Tổng quan công việc mà nghề Sale Engineer phải làm

Sale Engineer đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các hoạt động bán hàng của một công ty sản xuất hay kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ yêu cầu tính kỹ thuật cao. Công việc của một kỹ sư bán hàng là bán các sản phẩm hay dịch vụ có tính công nghệ phức tạp. Công việc hàng ngày của một Sale Engineer bao gồm:

III. Những kỹ năng mà một Sale Engineer cần phải có

  1. Kỹ năng về công nghệ

Cái tên nghề “kỹ sư bán hàng” đã nói lên công việc này có tính chất liên quan tới kỹ thuật. Và những kiến thức về kỹ thuật và công nghệ là một lợi thế lớn dành cho những ai muốn theo nghề Sale Engineer, bởi công việc này gắn liền với việc giới thiệu, tư vấn cho người tiêu dùng về các sản phẩm và dịch vụ có tính kỹ thuật cao.

Một kỹ sư bán hàng cũng cần phải hiểu rõ sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Từ đó đưa ra những điểm mạnh, tính ưu việt của sản phẩm bên mình để trả lời cho các câu hỏi như: Tại sao người tiêu dùng nên lựa chọn sản phẩm của công ty mình thay vì sản phẩm của công ty đối thủ?

Nếu như bạn không hiểu rõ được những đặc tính và các thông số kỹ thuật của sản phẩm, thì làm sao bạn có thể thuyết phục được khách hàng mua sản phẩm của mình.

Khi khách hàng đã sẵn sàng bỏ tiền túi của mình ra để mua một sản phẩm nào đó, điều họ quan tâm đầu tiên là tính năng và công dụng của sản phẩm mang tới. Nhiệm vụ của Sale Engineer lúc này là truyền đạt được các thông tin về kỹ thuật theo cách dễ hiểu nhất tới khách hàng.

  1. Kỹ năng xử lý những vấn đề phức tạp

Một kỹ sư bán hàng giỏi cần phải có khả năng nắm bắt được các nhu cầu và nguyện vọng của khách hàng. Từ đó đề xuất những phương án hợp lý tới cấp trên, phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm, hay thậm chí là tham gia vào chế tác để cải tiến sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng được những nhu cầu ngày càng lớn kia của khách hàng.

Có đôi khi khách hàng sẽ không hiểu được các yếu tố về kỹ thuật, từ đó đổ lỗi cho chất lượng của sản phẩm thì Sale Engineer cần phải đứng ra để giải đáp mọi thắc mắc, khiếu nại và hướng dẫn khách hàng!.

  1. Kỹ năng giao tiếp

Đây là kỹ năng mềm cực kỳ thiết yếu đối với tất cả các ngành nghề để có thể tạo thiện cảm với khách hàng. Kỹ năng này đòi hỏi độ am hiểu, sự tin tin của bản thân, qua đó thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm và dịch vụ bên mình.

Ngoài ra, bạn phải làm thế nào để khách hàng muốn quay lại tiếp tục sử dụng sẩn phẩm bên mình, chứ không phải kiểu bán được hàng rồi thôi. Các chính sách bảo hành và chăm sóc khách hàng cũng cần được chú trong nhằm giữ chân khách hàng lâu dài.

  1. Tin học văn phòng

Tin học văn phòng hiện giải quyết được rất nhiều vấn đề như quản lý thông tin, dữ liệu về sản phẩm, khách hàng… vô cùng hiệu quả. Các Sale Engineer cần phải thành thạo tin học văn phòng để có thể quản lý cơ sở dữ liệu khách hàng một cách khoa học và có hệ thống nhằm tiết kiệm thời gian.

Đồng thời, điều này sẽ giúp các kỹ sư bán hàng có thể dễ dàng nắm bắt các đơn hàng, theo dõi những khách hàng thân thuộc để đưa ra những chính sách bán hàng và chăm sóc khách hàng hợp lý.

  1. Trình độ ngoại ngữ

Ngoại ngữ được xem là một rào cản cực kỳ lớn đổi với những người muốn trở thành Sale Engineer. Như chúng ta đã biết, các loại máy móc, thiết bị điện tử hiện đại đa số tới từ các quốc gia phát triển như: Mỹ, Anh, Nga, Nhật… để có thể hòa nhập được trong thời đại công nghệ thông tin, chúng ta cần học hỏi các kinh nghiệm từ những quốc gia này.

Ngoài ngôn ngữ của đất nước sản xuất ra các thiết bị, linh kiện…thì hiện nay đa số đều được viết bằng tiếng Anh. Nếu như ngôn ngữ trở thành rào cản cho việc tiếp cận những kỹ thuật, khoa học – công nghệ thì thật đáng tiếc. Bởi vậy nên, Sale Engineer cần có trình độ ngôn ngữ (ít nhất là chuyên ngành) để có thể làm chủ được những sản phẩm công nghệ cao.

IV. Mức lương trung bình của mỗi Sale Engineer

Tương tự như các nghề Sales khác, lương của Sale Engineer bao gồm lương cứng, thưởng và hoa hồng. Mức lương cứng mà mỗi kỹ sư bán hàng được hưởng trung bình từ 5 – 7 triệu/tháng.

Tuy nhiên, thu nhập chính của kỹ sư bán hàng lại đến từ mức tiền thưởng và hoa hồng bán hàng. Với cơ chế trả lương như thế này, các kỹ sư bán hàng thường sẽ cố gắng hết mình để có thể bán được nhiều hàng càng tốt. Điều này vừa có lợi cho công ty, vừa có lợi cho chính Sale Engineer.

Theo khảo sát, mức lương của kỹ sư bán hàng tại Hà Nội dao động trong khoảng 5 – 45 triệu/tháng. Còn tại TP.HCM là 5 – 36 triệu/tháng. Đây là mức thu nhập đáng mơ ước của nhiều người hiện nay. Vậy nên, nghề Sale Engineer cũng thu hút được rất nhiều sự quan tâm của của ứng viên.

V. Triển vọng thăng tiến trong nghề Sale Engineer

Được mệnh danh là “bách khoa toàn thư” về kỹ thuật trong đội ngũ bán hàng, Sale Engineer có đầy đủ cả kiến thức về nghề sales lẫn kiến thức về kỹ thuật. Vậy nên, kỹ sư bán hàng có cơ hội thăng tiến gấp đôi so với những người chỉ làm riêng về mảng kinh doanh hoặc kỹ thuật. Nghề này cũng có triển vọng thăng tiến rất lớn nếu như bạn có đam mê và gắn bó với nghề.

Thông thường, với vạch xuất phát là một Sale Engineer thì sau khoảng 5 – 7 năm tích lỹ kinh nghiệm, công hiến cho công ty, bạn sẽ được bổ nhiệm lên làm Trưởng bộ phận (chỉ những công ty có quy mô lớn mới có vị trí này), sau đó sẽ được thăng lên làm Trưởng phòng kinh doanh.

Nếu như bạn có kỹ năng lãnh đạo xuất sắc, thì bạn hoàn toàn có thể được bổ nhiệm lên làm Phó giám đốc hoặc Giám độc chi nhánh của công ty.

VI. Để trở thành Sale Engineer cần tích lũy những kỹ năng gì?

  1. Học hỏi kiến thức về kỹ thuật​

Có lý lịch về kỹ thuật là một ưu thế lớn để có thể trở thành Sale Engineer. Hiện nay trên cả nước, có rất nhiều trường ĐH – CĐ đào tạo ngành kỹ thuật, bởi đây cũng được xem là ngành trọng điểm trong tương lai. Bạn cũng có thể lựa chọn các khóa học kỹ thuật để tiết kiệm thời gian hơn, chỉ tập trung vào nghiệp vụ của ngành công nghiệp mà bạn muốn bán hàng.

Sản phẩm công nghiệp khác với sản phẩm tiêu dùng, nó là công cụ hoặc nguyên liệu cho một quá trình sử dụng khác. Do đó, Sale Engineer cần phải biết được khách hàng mua sản phẩm của mình về để làm gì? Từ đó mới đưa ra tư vấn và sự lựa chọn phù hợp với nhau cầu của khách hàng được.

  1. Tích lũy kỹ năng của nghề Sales

Sale Engineer đòi hỏi cả kỹ năng giao tiếp và kỹ năng bán hàng còn cao hơn cả các nghề Sales thông thường khác. Khi bạn làm Sales cho các sản phẩm tiêu dùng, khách hàng của bạn chỉ là một vài cá nhân nhỏ. Nhưng khi bạn làm nghề Sale Engineer, khách hàng của bạn là người đưa ra quyết định mua một sản phẩm có giá trị cao để phục vụ cho mục đích của họ.

Thuyết phục người mua hàng đã khó, thuyết phục họ sử dụng sản phẩm của mình thay vì nhà cung cấp trước đây còn khó hơn. Ngoài ra, con người ta thường sẽ có xu hướng lựa chọn sản phẩm dựa theo thói quen. Một khi sử dụng mà cảm thấy tốt thì họ ít khi thử sang một sản phẩm mới.

Đặc biệt là đối với các sản phẩm là máy móc kỹ thuật công nghệ, là sản phẩm có giá trị lớn, phục vụ quá trình sản xuất dài hạn của các doanh nghiệp. Một quyết định sai có thể dẫn tới sự lãng phí vốn rất lớn.

Vậy làm sao để thuyết phục khách hàng tin tưởng sử dụng thử sản phẩm của mình, đó là thử thách của mỗi Sale Engineer. Vì vậy, kiến thức về kỹ thuật thôi là chưa đủ, bạn cần trang bị thêm nhiều kỹ năng mềm để trở thành một Sale Engineer giỏi.

VII. Không theo ngành kỹ thuật có thể làm Sale Engineer được không?

Sale Engineer là ngành không bị giới hạn! Vậy nên, cho dù là bạn không tốt nghiệp ngành kỹ thuật, bạn vẫn có thể trở thành một kỹ sư bán hàng giỏi. Bởi công việc của Sale Engineer là tư vấn bán những mặt hàng phục vụ cho sản xuất công nghiệp. Đây là điểm khác biệt lớn đối với những sales bán mặt hàng tiêu dùng.

Đương nhiên, một người tốt nghiệp ngành kỹ thuật ra sẽ có lợi thế hơn để theo nghề Sale Engineer. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh rằng, có rất nhiều người cho dù không học ngành kỹ thuật, vẫn có thể trở thành một kỹ sư bán hàng giỏi.

Sale Engineer không đòi hỏi hiểu biết quá sâu rộng về kỹ thuật như một kỹ thuật viên, họ chỉ cần nắm rõ các thông tin, cách thức vận hành, chức năng… của sản phẩm để truyền đạt tới khách hàng. Điều quan trọng ở đây là các Sale Engineer phải có kỹ năng giao tiếp tốt, để có thể thuyết phục khách hàng của mình, khiến họ tin tưởng và dùng thử sản phẩm của công ty.

Những người học kỹ thuật có thể lựa chọn theo con đường kinh doanh. Thông thường, khi trở thành Sale Engineer, những người học kỹ thuật sẽ có xu hướng đi theo mảng dự án, còn những người theo học kinh tế sẽ có tư tưởng mở rộng theo hướng thị trường.

VIII. Nghề Sale Engineer làm việc trong những lĩnh vực nào?

  1. Ngành Điện tử – viễn thông

Ngành Điện tử – viễn thông là ngành mũi nhọn trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đồng thời cũng là ngành có nhu cầu cao về nguồn nhân lực. Đây là ngành thiết kế, chế tạo và vận hành các thiết bị và hệ thống điện tử – viễn thông. Công việc của nghề Sale Engineer ngành này gồm:

  1. Ngành Tự động hóa

Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là ngành nghiên cứu, thiết kế và vận hành các hệ thống, dây chuyền sản xuất tự động, chế tạo robot… Công việc của Sale Engineer ngành này gồm:

  1. Ngành Cơ khí

Kỹ thuật cơ khí là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý, để có thể chế tạo ra những loại thiết bị, máy móc trong cuộc sống. Công việc của nghề Sale Engineer ngành này gồm:

  1. Ngành Ô tô

Ngành kỹ thuật ô tô được ứng dụng trong mọi lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Đây là ngành tích hợp kiến thức của nhiều ngành như: tự động hóa, cơ khí, điện tử, công nghệ chế tạo máy,… để khai thác, sản xuất phụ tùng, lắp ráp và nâng cao hiệu quả sử dụng ô tô. Công việc của nghề Sale Engineer ngành này gồm:

Xem thêm: Người trong nghề nói về sale ô tô

  1. Năng lượng mặt trời

Nghề Sale Engineer trong lĩnh vực năng lượng mặt trời đang còn khá mới lạ tại thị trường Việt Nam. Trong bối cảnh toàn thế giới đang đối mặt với hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu và sức ép từ các nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt do không thể tái tạo, thì việc tìm biện phát từ các nguồn năng lượng sạch đang được ưu tiên.

Vậy nên, trong tương lai không xa, kỹ sư bán hàng ngành này sẽ có cơ hội phát triển vô cùng lớn.

Đặc thù những sản phẩm, dịch vụ mang tính giải pháp, ứng dụng kỹ thuật trong ngành năng lượng mặt trời thường có giá trị cao. Khách hàng của ngành này không phải là các cá nhân đơn lẻ mà là các doanh nghiệp, các tổ chức, thậm chí là chính phủ.

Tầm nhìn mà loại sản phẩm này hướng tới cũng mang tính vĩ mô nên kỹ sư bán hàng ở ngành này không chỉ đòi hỏi kiến thức chuyên môn vững vàng mà còn cần thái độ làm việc chuyên nghiệp, kiên trì thuyết phục khách đến cùng.

Các bạn có thể xem thêm: 6 kỹ năng bán hàng ô tô

VII. Kết luận

Với tiềm năng phát triển của ngành kỹ sư bán hàng cùng mức lương vô cùng hấp dẫn, Sale Engineer đang và sẽ trở thành một nghề có sự “bùng nổ” trên thị trường. Tiềm năng và cơ hội của Sale Engineer là điều mà ai cũng thấy, nhưng để bám trụ được trong nghề thì không hề dễ dàng.

Nếu bạn đã quyết tâm “dấn thân” vào nghề này thì hãy cháy hết nhiệt huyết trong bản thân mình, rồi bạn sẽ tìm thấy “ánh hào quang” trong nghề Sale Engineer.

Theo: oto-hui.com

Exit mobile version