Site icon VATC – Trung tâm dạy nghề sửa chữa điện ô tô Việt Nam

Phụ nữ sửa ô tô: Hành trình chuyên nghiệp của người cô gái Ả Rập Xê Út

Hành trình vào nghề sửa ô tô của người cô gái Ả Rập Xê Út

Người phụ nữ sửa ô tô ở Ả Rập Xê Út

Các lĩnh vực liên quan tới ô tô tại Ả Rập Xê Út nói riêng hay toàn thế giới nói chung, từ trước tới nay luôn được thống trị bởi nam giới. Bởi vậy, phụ nữ rất ít có cơ hội tham gia và phát triển trong lĩnh vực này là rất thấp.

Những phụ nữ Ả Rập Xê Út “chen chân” vào ngành sửa chữa ô tô

Cô Huda al-Matroushi – 36 tuổi, sống tại Ả Rập Xê Út, là một trong số ít người phụ nữ làm trong ngành công nghiệp ô tô tại quốc gia này. Bởi vốn dĩ, ngành sửa chữa ô tô vốn được xem là dành cho phái mạnh.

Chia sẻ với phóng viên, Matroushi cho hay, ô tô là niềm đam mê vô tận của cô kể từ khi còn nhỏ. Hiện tại, cố vẫn rất đam mê và nhiệt huyết với công việc mỗi ngày của mình. “Tôi rất yêu công việc của mình. Hơn nữa, tôi đang dành được những thành công với nó. Đây là sự nghiệp của riêng tôi. Tôi thuộc về công việc này và tôi cũng tự hào về chính bản thân mình”, vừa nói Matroushi vừa tháo đôi găng tay dính đầy dầu nhớt ô tô.

Cô Huda al-Matroushi – 36 tuổi là người phụ nữ có kỹ năng sửa chữa ô tô rất chuyên nghiệp

Từng bước biến đam mê sửa chữa ô tô thành hiện thực

Matroushi chia sẻ: “Ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã có niềm đam mê về xe cộ và các mô hình, chi tiết của ô tô. Tôi yêu những chiếc xe thể thao. Những chiếc xe sang trọng, hay thậm chí là những chiếc xe ô tô bình thường, tôi yêu tất cả chúng”.

Ấp ủ niềm đam mê và khát vọng vươn lên, Matroushi đã dần dấn thân vào nghề. Giờ đây, cô đang sở hữu và quản lý một garage sửa chữa ô tô tại Sharjah, thuộc một trong 7 tiểu vương quốc tạo nên các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Ban đầu, cha của Matroushi và gia đình không tin tưởng và không muốn có đi theo con đường này. Tuy nhiên, Matroushi đã từng bước thuyết phục họ ủng hộ mình, để giờ đây có đã chứng minh được quyết định của cô là đúng đắn khi đã giành được những thành công nhất định.

Matroushi chia sẻ: “Tôi nói với bố tôi rằng hãy tin tưởng tôi, và bố sẽ nhìn thấy những gì tôi có thể làm được. Đa số các thành viên khác trong gia đình tôi đều rất bất ngờ, vì sửa chữa ô tô và kinh doanh tiệm sửa xe từ trước tới nay không dành cho một người phụ nữ”. Tuy nhiên, những gì mà cô đạt được đã chứng minh rằng, phụ nữ cũng có thể làm được những điều mà đàn ông có thể làm.

Đam mê với công việc mà mình yêu thích để được xã hội công nhận bằng chính thành công của mình.

Thành công và được xã hội công nhận

Anh Mohammed Halawani, một trong số nhân viên nam làm việc tại garage sửa chữa ô tô của Matroushi cho biết: “Ban đầu tôi cảm thấy rất kỳ lạ, khi người quản lý tôi và điều hành garage lại là một người phụ nữ. Tuy nhiên, sau này khi làm việc và được chỉ dẫn bởi cô ấy, tôi biết cô ấy chính là một bà chủ đầy kinh nghiệm”.

Khi nói về định hướng phát triển trong tương lai, Matroushi hy vọng bản thân có thể khiến garage sửa chữa của mình trở thành một trung tâm sửa chữa với quy mô lớn. Nếu có thể, cô cũng muốn sẽ mở thêm nhiều garage sửa chữa ô tô khác trên mọi miền đất nước.3

Theo một bộ luật mới có hiệu từ ngày tháng 03/2021, các công ty có trụ sở tại Ả Rập Xê Út phải có ít nhất một nữ giám đốc trong ban điều hành của công ty. Điều luật này chính là cơ hội mở dành cho chị em phụ nữ được tham gia vào các lĩnh vực mà trước giờ chỉ dành cho nam giới.

Huda al-Matroushi đang đào tạo cho các kỹ thuật viên tại xưởng.

Ả Rập Xê út từng cấm phụ nữ lái xe

Năm 2018, Ả Rập Xe Út chính thức gỡ bỏ luật cấm phụ nữ điều khiển xe. Luật cấm này đã tồn tại hơn 10 năm cho tới khi được gỡ bỏ hoàn toàn. Gỡ bỏ luật cấm phụ nữ điều khiển xe được xem là một động thái mang tính tích cực của Chính phủ Ả Rập Xê Út, qua đó thể hiện quyền bình đẳng giới mà tất cả phụ nữ xứng đáng được nhận.

Trước đó, vì không muốn phá vỡ vai trò của người đàn ông theo truyền thống xa xưa của Ả Rập Xê Út, chính quyền nước này đã viện lý do “không phù hợp với văn hóa” để tước bỏ quyền lái xe của phụ nữ. Nếu vi phạm, phụ nữ sẽ bị bắt giữ. Không một quốc gia nào trên thế giới có luật lệ như vậy và chỉ phụ nữ Ả Rập Xê Út phải chịu lệnh cấm lái xe, trong suốt 10 năm.

Xem thêm: Nghề sửa ô tô có phát triển được ở thị trường Việt Nam hay không?

Exit mobile version