Site icon VATC – Trung tâm dạy nghề sửa chữa điện ô tô Việt Nam

Vì sao lốp dự phòng ô tô nhỏ hơn lốp chính? Cách thay thế chúng?

Lý do vì sao lốp dự phòng ô tô thường có kích thước nhỏ hơn lốp chính?

Để đảm bảo chuyến hành trình không bị gián đoạn khi lốp chính của xe xảy ra sự cố hư hỏng, thì lốp dự phòng ô tô chính là bộ phận không thể thiếu trên mọi chiếc xe.  Tuy nhiên, có không ít người dùng thắc mắc rằng, tại sao chúng thường nhỏ hơn so với lốp chính của xe?

Trước đây, lốp dự phòng luôn có kích thước tương đồng với lốp chính. Nhưng kể từ năm 2007 – 2014, lượng bánh dự phòng full-size đã giảm xuống chỉ còn 49% tổng số lượng lốp dự phòng, 52% còn lại được trang bị loại nhỏ (tập trung chủ yếu ở xe con).

Vậy tại sao các hãng sản xuất lại chuyển dần sang trang bị lốp dùng để dự phòng cho bất trắc lại nhỏ thay vì lốp full-size? Hãy các bạn học làm thợ sửa ô tô hãy cùng VATC tìm hiểu chung ngay dưới đây nhé!

I. Lợi ích của lốp dự phòng ô tô loại nhỏ

Không phải tự nhiên mà các nhà sản xuất lại hướng chúng về loại có kích thước nhỏ, bởi chúng ngoài việc tạo ra rất nhiều lợi ích, thì cũng khắc phục được nhiều điểm bất cập mà các lốp Full-size dự phòng không có được:

  1. Giảm diện tích chiếm hữu trong cốp xe/tiết kiệm nhiên liệu

Do có kích thước nhỏ hơn, nên bánh xe dự phòng loại này sẽ giảm thiểu đáng kể trọng lượng, từ đó giảm tải và giảm tiêu hao nhiên liệu khi xe vận hành. Ngoài ra, lốp dự phòng kích thước nhỏ gọn hơn sẽ gia tăng không gian cho khoang hành lý.

  1. Dễ dàng di chuyển và thay thế

So với việc phải thay thế một chiếc lốp lớn với trọng lượng nặng, thì những chiếc lốp dự phòng có kích thước nhỏ gọn, trọng lượng thấp sẽ dễ dàng di chuyển để thay thế hơn, khi chẳng may lốp chính bị hư hỏng giữa đường.

  1. Nhắc nhở tài xế không quên thay lốp và căn chỉnh

Do kích thước của lốp dự phòng ô tô loại nhỏ và nhẹ, khả năng bám đường kém hơn, nên tài xế chỉ có thể chạy tối đa với tốc độ < 80km/h. Chính bởi vì điều này mà người lái xe lưu ý hơn trong việc mang xe tới các cơ sở sửa chữa để vá/thay lốp chính và cân chỉnh lại.

Ngoài ra, chi phí sản xuất lốp loại nhỏ, rẻ hơn so với loại lốp full-size. Từ đó chi phí sản xuất cũng được cắt giảm đi phần nào.

Hiện nay, vẫn có những hãng sản xuất lốp dự phòng có kích thước giống với lốp chính và nó được chia thành 2 loại là: Một loại bằng về cả kích thước lẫn thông số kỹ thuật, còn một loại bằng kích thước nhưng thông số kỹ thuật kém hơn (ví dụ như vành không cứng bằng, hoa lốp nông hơn lốp chính…).

Hầu hết những loại lốp dự phòng được thiết kế giống hết về kích thước lẫn thông số đều là những dòng xe tải nặng, xe tải, bán tải, SUV… Trong khi đó, những loại lốp nhỏ với thông số kém hơn, thường được sử dụng trên những dòng xe tải nhe, thường chạy đường đô thị như MPV, Crossover…

Xem thêm: Những thông tin cần biết về đèn cảnh báo áp suất lốp

II. Những mẫu xe không cần trang bị lốp xe dự phòng

Đối với những mẫu xe được trang bị lốp run-flat thì không cần phải trang bị lốp dự phòng ô tô. Bởi loại lốp này, cho dù có đâm thủng thì vẫn có thể tiếp tục di chuyển cả trăm cây số với tốc độ cao mà không ảnh hưởng tới khả năng vận hành. Song, để đảm bảo tính an toàn thì vẫn có một số xe vẫn trang bị lốp xe dự phòng kể cả khi sử dụng lốp run-flat.

III. Những nguyên tắc cơ bản khi thay thế bánh xe dự phòng

Khi nhận thấy lốp xe có dấu hiệu xì hơi do thủng, người lái cần giảm tốc độ và đậu xe ở một vị trí an toàn, rộng rãi để tiến hành thay thế lốp dự phòng. Để quá trình thực hiện được diễn ra một cách an toàn, tài xế hãy kéo phanh tay, bật đèn tín hiệu cảnh báo, khóa cửa và chèn các bánh lại.

Muốn thay thế chúng, chủ xe cần trang bị bộ dụng cụ sửa chữa xe cơ bản gồm: kích, mỏ lết, cờ lê…

# Tháo lốp

Bước quan trọng hơn hết là phải đặt kích đúng vị trí. Thông thường, vị trí này đánh dấu ở khung xe, cách lốp khoảng 15 – 20 cm. Nếu đặt sai vị trí kích, thì có thể kích sẽ không đứng vững, ảnh hưởng tới kết cấu của xe.

Tiếp theo, bạn hãy tháo ốc khỏi lazang bằng cách vặn ngược kim đồng hồ. Nếu quá chặt thì hạ tầm kích xuống thấp để bánh xe bám chặt vào lề đường cho dễ tháo.

Lưu ý: Nên tháo ốc theo hình ngôi sao, nghĩa là không tháo liên tục các ốc nằm sát nhau mà hãy tháo xen kẽ từng ống.

Sau khi đã tháo rời hết các ốc, hãy nâng kích để lốp cao lên cho dễ dàng nhấc lên ra ngoài.

Lưu ý: Chỉ nên nâng cao với khoảng trống vừa đủ để cho bánh dự phòng còn đầy hơi vào. Ngoài ra, bạn cần phải lưu ý đặt đúng vị trí của lốp dự phòng ô tô. Nếu không chắc chắn, khi gắn lốp mới vào bạn nên tìm vị trí của van để có thể đặt đúng chỗ.

# Thay lốp

Sau khi đã thay lốp xe dự phòng vào đúng vị trí, hãy vặn chặt tất cả các con ốc đúng theo trình tự khi tháo ra: cho toàn bộ các đai ốc vào và xoắn tạm vài vòng tất cả con ốc để cố định.

Lưu ý: Nên vặn chặt từng đai ốc theo hình ngôi sao như khi tháo ra. Hạ kích xuống cho bánh xe tì mặt đường đủ chắc để hãm lốp rồi siết chặt đai ốc. Khi bạn nghe thấy âm thanh “tạch tạch” thì có nghĩa là các bulong đã được siết chặt với lực vừa đủ.

Sau đó, nâng kích lên xoay thử bánh xe vài vòng để kiểm tra xem có vấn đề gì xảy ra không. Nếu nhận thấy bánh xe quay êm, đều, hãy hạ và tháo kích ra. Bạn cũng đừng quên lắp nắp đậy trục bánh xe và lốp xe bị hỏng vào vị trí của bánh xe dự phòng lấy ra để thay thế.

Sau khi hoàn tất thay lốp xe, hãy nổ máy và chạy thử với tốc độ vừa phải để kiểm tra xem có hiện tượng bất thường nào không.

Các bạn có thể tham  khảo thêm:

Thông thường, các lốp dự phòng ô tô chỉ được thiết kế nhằm sử dụng tạm thời trong những tình huống lốp chính hư hỏng. Vậy nên, các chủ xe tốt nhất nên mang xe tới các cơ sở sửa chữa gần nhất để vá/thay lốp mới nhằm đảm bảo tính an toàn!

Theo: vovgiaothong.vn

Exit mobile version