Khe hở piston /pittong – tên tiếng anh là Piston Clearance, là vị trí giữa của quả pittong và mặt trong của xylanh. Chúng luôn phải tồn tại để giúp động cơ hoạt động hoàn chỉnh nhất! Vậy tại sao các nhà thiết kế luôn phải chừa một khe hở ở đây?
Đa số các pittong đều được chế tạo từ hợp kim nhôm để có khả năng dẫn nhiệt hiệu quả. Khi bên trong động cơ được đốt nóng, các chi tiết sẽ nở ra và vượt quá đường kính trong của xylanh, vậy nên cần phải có một khe hở để đảm bảo rằng pittong không bị kẹt trong quá trình vận hành.
Bài viết dưới đây, các bạn hãy cùng trường dạy nghề ô tô VATC tìm hiểu kỹ hơn về tầm quan trọng của khe hở này, khi khe hở quá nhỏ hay quá to có ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động của máy:
-
Khe hở piston là gì?
Chúng là một khoảng trống nhỏ giữa pistong và thành xylanh, chúng được thiết kế như vậy với mục đích loại bỏ những “thiệt hại” do sự giãn nở của pistong khi được đốt nóng trong quá trình cháy sinh công của động cơ.
Trên thực tế, đa số các loại pittong được cấu tạo bởi hợp kim nhôm đúc đều có khả năng dẫn nhiệt tốt. Khi nhiệt độ gia tăng, nhôm dễ dãn nở hơn nhiều so với xylanh kim loại. Vậy nên, khe hở này là bắt buộc để có thể duy trì được sự chuyển động pittong trong lòng xylanh.
Có hai loại khe hở pis tong là:
- Đầu pittong và thành xylanh.
- Váy pittong và thành xylanh.
-
Tầm quan trọng của khe hở pittong
Trong suốt chu kỳ nén, hỗn hợp nhiên liệu khí (đối với động cơ xăng) hoặc không khí (đối với động cơ diesel), được nén lại và sinh ra áp suất lớn nhất tại điểm chết trên cùng.
- Nếu tỷ lệ nén là 9:1 (máy xăng), thì hỗn hợp nhiên liệu sẽ được nén lại bằng 1/9 tổng thể tích của xylanh.
- Đối với động cơ diesel, khi không khí được nén đạt áp suất cap nhất thì dầu được bơm vào để đốt và đẩy xylanh đi xuống.
# Nếu khe hở piston quá nhỏ:
- Bắt buộc xylanh cần phải có độ giản nở hơn.
- Pittong sẽ quá chặt trong xylanh khi giãn nở, dẫn tới tình trạng ma sát quá mức.
- Pittoong có thể làm hỏng thành xylanh.
# Nếu khe hở quá lớn:
- Pittong sẽ di chuyển một cách tự do dẫn tới động cơ xuất hiện tiếng gõ, thậm chí có thể hư hỏng váy pittong.
- Độ hở lớn sẽ khiến áp suất trong buồng đốt bị thất thoát, đồng thời động cơ sẽ bị sụt giảm công suất và dầu bôi trơn có thể bị đốt cháy.
Vậy nên, khe hở piston cần phải nằm trong khoảng hở cố định được cho phép: từ 0.025 – 0.052 mm.
Xem thêm về: xéc măng động cơ ô tô
-
Cách kiểm tra khe hở của xylanh và piston:
Chúng cần được điều chỉnh sao cho độ hở bé nhất nhưng vẫn đảm bảo cho việc chuyển động bên trong lòng xilanh. Vậy khi kiểm tra và điều chỉnh, các bạn chuẩn bị thước lá và lực kế rồi thực hiện theo các thông số sau:
Ráp ngược piston (khi không có bạc) vào xilanh, đặt lá cỡ 0,3mm cho 100mm đường kính của piston, kéo lá bằng lực kế với lực 2 – 3,5Kg (hoặc 6 – 9 LBS).
# Trị số khe hở giữa piston và xylanh:
Khe hở giữa đầu piston và lòng xylanh: Piston nhôm: D=(0,006 – 0,008).D; Piston gang: D=(0,004 – 0,006).D. (với D:là đường kính của xylanh).
Khe hở giữa đuôi piston và lòng xylanh: Piston nhôm: D=(0,001 – 0,002).D; Piston gang: D=(0,001 – 0,002).D. (với D:là đường kính của xylanh).
Khi khe hở vượt qua chỉ số cho phép mà piston còn dùng tốt, các bạn có thể dùng lại piston này và thực hiện nông thân, làm gai nhám hay mạ oxit hoặc thiếcc ho phần đuôi piston. Sau đó gia công lại cho chính xác.
> Các bạn có thể tìm hiểu thêm về: khe hở su páp
Trên đây là một số thông tin về khe hở piston của động cơ mà các ktv cần phải lưu ý. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích dành cho bản thân!
Source: tổng hợp & oto-hui.com