Đồng hồ công tơ mét ô tô (Odometer) là thiết bị để đo số km mà chiếc xe đã vận hành. Đồng thời, các chỉ số như tốc độ, đồng hồ chỉ lượng xăng, nhiệt độ dầu, áp suất dầu… cũng đều hiển thị trên đồng hồ này.
Đồng hồ đo này giúp người dùng kiểm soát được tốc độ di chuyển của chiếc xe, qua đó đảm bảo xe chạy đúng tốc độ quy định của bộ giao thông để mang lại sự an toàn cho chính người lái và những phương tiện cùng lưu thông khác.
Ngày nay, ngành công nghệ ô tô ngày càng phát triển, ngoài hiển thị số KM vận hành ra thì nó còn hiển thị tốc độ di chuyển, nhiệt độ dầu, lượng xăng… tại thời gian thực, giúp người lái chủ động trong việc nắm bắt và kiểm soát chiếc xe. Các bạn hãy cùng trường dạy nghề sửa xe ô tô VATC tìm hiểu thêm về chúng ngay dưới đây:
I. Sự ra đời của đồng hồ công tơ mét
Vào ngày 07/10/1902, đồng hồ đo công-tơ-mét được ra đời bởi kỹ sư Otto Schulze – Đức, và được cấp bằng sáng chế bởi Imperial Patent dưới cái tên là công tơ anolog.
Tới năm 1910, các hãng xe ô tô mới bắt đầu trang bị odometer này cho các mẫu xe của mình. Chức năng chính ban đầu của đồng hồ này là đo lường tốc độ vận hành của xe, qua đó giúp người lái nắm bắt và kiểm soát tốc độ khi vận hành.
Vậy nên, thiết bị này còn được nhiều người gọi với cái tên khác là đồng hồ đo tốc độ.
II. Cấu tạo và Nguyên lý hoạt động của đồng hồ ODO
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghệ mới, Odometer cũng được cải tiến và bổ sung thêm nhiều tính năng mới để phục vụ cho người dùng.
Do có cấu tạo khác nhau nên nguyên lý hoạt động của mỗi loại cũng khác nhau. Tuy nhiên, chức năng chính không thể thiếu là đo vận tốc di chuyển của xe.
-
Đồng hồ công tơ mét loại cổ điển
Loại đồng hồ này được cấu tạo bởi: cáp chủ động (cuộn lò xo xoắn chặt dưới dạng xoắn ốc bao quanh một trục trung tâm), cục nam châm vĩnh cửu đặt trong hộp kim loại, lò xo hồi vị, kim chỉ tốc độ (từ số 0 đến tốc độ lớn nhất tùy từng model), cốc cảm ứng, trục dẫn động, bích tựa và bánh răng dẫn động.
Do sở hữu khá nhiều chi tiết để cấu tạo thành, nên đồng hồ loại cổ điển có nguyên lý hoạt động khá thủ công. Cụ thể, đồng hồ này sử dụng dây cáp truyền động từ trục bánh xe đến nam châm vĩnh cửu.
Khi xe bắt đầu di chuyển, nam châm sẽ quay và liên tục tạo ra từ trường biến thiên để sinh ra dòng điện bên trong cốc cảm ứng. Dưới tương tác từ trường, nam châm sẽ kéo cốc cảm ứng quay theo, đồng thời cốc cảm ứng gắn với kim quay và lò xò hồi vị.
Khi vận tốc của chiếc xe thay đổi, tốc độ quay của nam châm cũng thay đổi theo. Momen đặt lên cốc cảm ứng biến thiên tác động sẽ làm lệch kim đi một góc, đồng thời duy trì trạng thái cân ổn định khi lực đàn hồi lò xo cân bằng với momen xoắn của cốc cảm ứng, tương ứng với vận tốc mà xe đang chạy.
-
Đồng hồ ODO loại điện tử
Đồng hồ công tơ mét điện tử dần dần thay thế cho loại công tơ analog do sự phát triển của ngành công nghệ ô tô, qua đó phù hợp hơn với thiết kế hiện đại của các dòng xe ô tô mới ngày nay.
Công tơ mét loại điện tử được cấu tạo bởi: cảm biến (một hoặc nhiều nam châm) xoay gắn bên trong hộp số và máy tính nhỏ. Loại đồng hồ điện tử này được đánh giá có độ hoàn thiện vượt bậc so với loại đồng hồ cổ điển, được tối giản các chi tiết lại.
Bởi vậy nên, nguyên lý hoạt động của đồng hồ ODO điện tử cũng đơn giản hơn khá nhiều. Với đồng hồ điện tử này, tốc độ xe sẽ được xác định qua đếm số xung điện từ cảm biến phát ra trong vòng 1 giây. Đồng thời, máy tính nhỏ sẽ phân tích các xung điện được gửi về từ cảm biến và hiển thị vận tốc của chiếc xe dưới dạng số.
Ở mỗi quốc gia lại có những quy ước khác nhau về số đo công tơ mét xe ô tô. Tuy nhiên, quy định chung vẫn là tốc độ được chỉ định không thấp hơn tốc độ thực, không vượt quá 110% tốc độ thực cộng thêm 4km/h so với tốc độ thử nghiệm được chỉ định.
Xem thêm: cách đấu dây điện trên ô tô
Trên đây là một số thông tin về đồng hồ công tơ mét xe ô tô mà VATC muốn gửi tới cho bạn đọc. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích dành cho bản thân!
Theo: vinfastauto.com