Site icon VATC – Trung tâm dạy nghề sửa chữa điện ô tô Việt Nam

Chi tiết cảm biến vị trí trục khuỷu – Crankshaft Position Sensor

Giờ đây, các hệ thống trên ô tô được điều khiển ngày một chính xác và phức tạp. Vì vậy mà việc tìm hiểu chi tiết các bộ phận trong các hệ thống điều khiển thông minh là cách giúp các kỹ thuật viên sửa chữa điện ô tô có thể nắm vững kiến thức về hệ thống và hỗ trợ tốt trong công việc sửa chữa điện ô tô của mình.

Ở phần động cơ ô tô, nơi được coi là “trái tim” của chiếc xe, được bố trí rất nhiều loại cảm biến để ECU có thể kiểm soát và điều khiển chính xác trong từng trường hợp hoạt động của động cơ.

Hôm nay, để tiếp tục chuỗi bài viết về các cảm biến trong hệ thống điều khiển động cơ, các bạn hãy cùng trung tâm huấn luyện kỹ thuật ô tô Việt Nam VATC đến với bài viết Chi tiết về cảm biến vị trí trục khuỷu CPS – Crankshaft Position Sensor (Ne). Mời các bạn đón đọc! Chúng ta cùng bắt đầu tìm hiểu:

Cảm biến vị trí trục khuỷu – Crankshaft Position Sensor

1. Chức năng và nhiệm vụ của cảm biến vị trí trục khuỷu

Cảm biến vị trí trục khuỷu có nhiệm vụ đo tín hiệu tốc độ của trục khuỷu, vị trí trục khuỷu gửi về cho ECU và ECU sử dụng tín hiệu đó để tính toán góc đánh lửa sớm cơ bản, thời gian phun nhiên liệu cơ bản cho động cơ.

2. Cấu tạo của cảm biến vị trí trục khuỷu

– Cảm biến vị trí trục khuỷu loại cảm biến từ: gồm có cuộn dây điện từ, lõi nam châm vĩnh cửu và vành răng tạo xung.

– Cảm biến vị trí trục khuỷu loại Hall: Gồm 1 phần tử Hall ở đầu cảm biến, IC và nam châm vĩnh cửu trong cảm biến

– Cảm biến vị trí trục khuỷu loại Quang: (nằm trong bộ chia điện)

 3. Nguyên lí hoạt động của cảm biến vị trí trục khuỷu

Khi trục khuỷu quay nó sẽ tạo ra một tín hiệu xung gửi về hộp ECU, ECU sẽ sử dụng thuật toán logic được lập trình sẵn trong hộp, nó đếm số xung đó trên một đơn vị thời gian và tính toán được tốc độ của trục khuỷu.

+ Cảm biến loại Từ

Video mô tả cảm biến vị trí trục khuỷu loại Từ

+ Cảm biến loại Hall

Video mô tả cảm biến vị trí trục khuỷu loại Hall

+ Cảm biến loại Quang ( sử dụng trong bộ chia điện)

Video mô tả cảm biến vị trí trục khuỷu loại Quang

– Hình dạng xung (Xem phần 4. Thông số kỹ thuật)

+ Loại cảm biến Từ có xung hình sin
+ Loại cảm biến Hall và Cb Quang có xung hình vuông.

4. Thông số kĩ thuật của cảm biến vị trí trục khuỷu

– Loại cảm biến từ có điện trở 400Ω-1500Ω tùy từng hãng (Loại nằm trong denco có điện trở nhỏ hơn, khoảng 200Ω-300Ω). Loại cảm biến này tạo ra xung hình sin. Xung từ 0,5-4,5V.

– loại Hall và quang: Tạo ra xung hình vuông 0V và 5V( cấp nguồn 12V 2 loại  cảm biến này vẫn suất xung 0V và 5V.

5. Sơ đồ mạch điện của cảm biến vị trí trục khuỷu

– Loại cảm biến điện từ có 2 dây (không cần nguồn cấp), một số xe sử dụng thêm dây bọc chống nhiễu nên ta thấy giắc cắm nó có 3 pin.

Hình 1.

Hình 2.

6. Vị trí của cảm biến vị trí trục khuỷu trên xe

– Các thế hệ đời thấp vẫn sử dụng bộ chia điện, cảm biến nằm trong DENCO.
– Các thế hệ động cơ sau này sử dụng hệ thống đánh lửa trực tiếp, cảm biến nằm ở đầu máy, đuôi bánh đà hoặc giữa lock ,máy.

7. Cách thức kiểm tra- đo kiểm trên cảm biến vị trí trục khuỷu

– Đối với loại cảm biến từ:

+ Kiểm tra điện trở cuộn dây
+ Kiểm tra khe hở đầu cảm biến tới vành tạo xung: 0,3mm-0,5mm (loại nằm trong denco); 0.5mm-1,5mm loại cb bắt ở đầu Puly, hay đuôi bánh đà.
+ Kiểm tra xung tín hiệu đầu ra theo đúng biên dạng như phần thông số kỹ thuật.

– Đối với loại cảm biến Hall và Quang

Kiểm tra khi bật chìa khóa On:

Chân dương có 12V, mát 0V, signal 5V. Sử dụng đồng hồ osiloscope đo chân Signal khi đề máy có tín hiệu xung vuông như phần thông số kỹ thuật.
– Khi dùng máy chẩn đoán có thể phân tích tín hiệu cảm biến trục khuỷu bằng cách phân tích dữ liệu Engine Speed.

8. Các hư hỏng thường gặp trên cảm biến vị trí trục khuỷu

– Chỉnh sai khe hở từ
– Đứt dây
– Dây tín hiệu chạm dương, chạm mát
– Lỏng giắc
– Chết cảm biến
– Gãy răng tạo tín hiệu trên vành răng do dùng tua vít bẩy

9. Kinh nghiệm thực tế khi sửa chữa cảm biến vị trí trục khuỷu

– Chỉnh khe hở từ quá lớn có thể không nổ được do xung yếu
– Không dùng tua vít để bẩy vành răng ra khi đại tu động cơ, có thể làm gãy mất răng tạo xung.
– Với cảm biến loại từ khi đảo lộn 2 dây tín hiệu cho nhau động cơ nổ không tốt hoặc không nổ( vì tín hiệu đánh lửa lệch bị lệch).
– 90% các dòng xe mất cảm biến trục khuỷu không nổ được máy.
– Một số xe khi mất tín hiệu cảm biến trục khuỷu vẫn dùng tín hiệu cảm biến trục cam nổ máy được.

10. Hình ảnh vị trí thực tế trên xe

Cảm biến trục khuỷu thường nằm ở đầu buly, đuôi bánh đà, trên hộp số.

Máy xăng

Máy dầu

>>> Xem thêm: Tổng hợp các bài viết chi tiết về cảm biến ô tô

Trường dạy nghề sửa chữa điện ô tô – Trung tâm huấn luyện kỹ thuật ô tô Việt Nam VATC chúc các bạn có những kiến thức bổ ích tại đây và đừng quên đón xem các bài viết tương tự hàng tuần.

MỌI THẮC MẮC VÀ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP XIN VUI LÒNG GỬI VỀ

Trung Tâm Huấn Luyện Kỹ Thuật Ô Tô Việt Nam VATC

Địa chỉ: số 50 đường 12, P.Tam Bình, Q.Thủ Đức, TP.HCM
Điện thoại: 0945.71.17.17
Email: info@oto.edu.vn

Exit mobile version