Site icon VATC – Trung tâm dạy nghề sửa chữa điện ô tô Việt Nam

Cấu tạo của thân máy động cơ đốt trong

Cấu tạo của thân máy động cơ đốt trong

Cấu tạo của thân máy động cơ đốt trong

Thân máy động cơ là nơi lắp đặt hầu hết các cụm chi tiết của động cơ đốt trong. Cụ thể trên đó được bố trí xylanh, hệ trục khuỷu cùng các bộ phận truyền động để dẫn động các cơ cấu và hệ thống khác khác như bơm dầu, bơm nhiên liệu, bơm nước, trục cam, quạt gió…

Xem thêm: hoạt động của động cơ ô tô

Cấu tạo của thân máy

Thân máy thường được chế tạo từ gang hoặc hợp kim nhôm, là bộ phận rất chắc chắn, có thể chịu được tác động của lực khí thể, tải trọng nhiệt, lực quán tính chuyển động không cân bằng gây ra.

Thân máy động cơ có nhiều kiểu với kết cấu khác nhau. Căn cứ vào cách bố trí xylanh, thân máy được chia thành hai loại là: loại thân đúc liền và thân đúc rời.

Loại thân máy có xylanh đúc liền với thân máy thành một bộ phận thống nhất gọi là thân xylanh. Còn loại thân máy có ống lót xylanh được làm riêng rồi lắp ghép vào thân máy gọi là thân động cơ.

Ngày nay, thân máy có thể đúc liền với nửa trên của cácte hoặc thân máy đúc liền khối với cả cácte.

Kích thước và hình dáng của chúng phụ thuộc vào từng loại động cơ, số lượng xylanh, phương pháp làm mát, phương án bố trí cơ cấu phân phối khí của động cơ…

Thân máy động cơ ô tô 4 kỳ

Thân máy của loại động cơ bốn kỳ dùng xupap đặt có cấu tạo khá phức tạp, đây không chỉ là nơi gác lắp các cơ cấu hệ thống chính của động cơ, mà nó còn là nơi chứa cửa nạp/xả và ống dẫn hướng xupap.

Thân máy này sử dụng xupap treo có cấu tạo đơn giản hơn so với loại thân máy bốn kỳ sử dụng xupap đặt.

Đối với những loại động cơ làm mát bằng nước làm mát, bên trong thân máy thường có các khoang chứa nước (gọi là áo nước). Đối với những loại động cơ làm mát bằng không khí, phía ngoài thân máy thường sẽ có các phiến tản nhiệt.

Trên mặt của thân máy động cơ còn có các lỗ để lắp bulong, bên ngoài có lỗ để lắp bộ chia điện, bơm dầu, các cửa để điều chỉnh xupap.

Thân máy trên loại động cơ 2 kỳ

Thân máy động cơ hai kỳ loại không có xupap sẽ có đặc điểm là: trên thân xylanh sẽ có đường nạp thông với cácte, đường thôi thông từ cácte lên phần dung tích làm việc của xylanh và đường xả thông từ xylanh ra phía ngoài.

Tùy từng loại động cơ mà cấu tạo và vị trí của đường nạp/xả và đường thôi sẽ khác nhau. Nhưng đa phần đường thôi thường được làm nghiêng lên phía trên một góc cụ thể và được đặt tại hai bên thành xylanh. Hai dòng khí qua cửa thổi vào xi lanh sẽ hội tụ tại một điểm rồi mới đi ngược lên phía trên để nạp đầy xi lanh và đẩy khí cháy ra ngoài.

Xem chi tiết: so sánh động cơ 4 kỳ với 2 kỳ

Nguồn: tailieucokhi.net

Exit mobile version