Chắc hẳn ai cũng biết, các loại cầu nâng ô tô là thiết bị không thể thiếu tại các gara sửa chữa, trung tâm dịch vụ hay các tiệm rửa xe, vậy nên khi muốn đầu tư cầu nâng cần cân nhắc nhiều vấn đề khác nhau.
Trong bài viết sau đây, trung tâm VATC sẽ tổng hợp và giới thiệu về từng loại cầu nâng. Qua đó giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan để lựa chọn loại cầu nâng thích hợp với nhu cầu của mình.
Các gara đang sử dụng loại cầu nâng nào?
Cầu nâng là thiết bị để nâng hạ ô tô lên hoặc xuống để rửa hoặc sửa chữa, là thiết bị rất quan trọng tại các tiệm rửa xe, các garage sửa chữa… Cầu nâng ô tô có loại 1 trụ, 2 trụ, 4 trụ…, mỗi loại có những chức năng riêng, cụ thể như sau:
-
Cầu nâng xe ô tô 1 trụ
Là cầu nâng ô tô chỉ có một trụ nâng duy nhất, thường dùng cơ cấu thủy lực kết hợp với khí nén áp lực cao để bơm dầu. Thiết bị này phù hợp với các tiệm rửa xe, đặc biệt là rửa gầm xe bởi cầu nâng 1 trụ không hề có các chi tiết điện. Cầu nâng 1 trụ có thể xoay 360 độ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để rửa xe ở mọi ngóc ngách.
Cầu nâng 1 trụ thường được dùng cho việc rửa xe ô tô có hai kiểu thiết kế, đó là cầu nâng âm nền và cầu nâng lắp nổi. Hiện tại, cầu nâng 1 trụ là loại cầu nâng được sử dụng phổ biến nhất tại các nước phát triển.
-
Cầu nâng xe ô tô 2 trụ
Cầu nâng ô tô 2 trụ được sử dụng phổ biến tại các garage sửa chữa ô tô, loại cầu nâng này cho phép các kỹ thuật viên dễ dàng tiếp cận hết các hệ thống mà họ muốn như: hệ thống treo, phanh, bánh xe, khung gầm, động cơ, hộp số, hệ thống xả… Ngoài ra, cầu nâng 2 trụ có có giá thành rẻ hơn hẳn các loại cầu nâng khác, gọn và chiếm ít diện tích xưởng.
Cầu nâng 2 trụ có rất nhiều loại, trong đó gồm có cầu đối xứng, cầu bất đối xứng, cầu giằng dưới và cầu giằng trên:
#Cầu nâng 2 trụ đối xứng:
Cầu có 2 cột cầu đặt thẳng mặt với nhau và có 4 tay nâng chiều dài bằng nhau. Mỗi cặp tay nâng sẽ chịu 50% tải nâng. Thiết bị này dễ dùng, thích hợp sử dụng cho các loại xe nặng.
#Cầu nâng 2 trụ bất đối xứng:
Cầu dạng này sẽ có 2 tay nâng ngắn ở mặt trước và 2 tay nâng dài hơn ở mặt sau. Cân bằng tải sẽ là 30 và 70%. Việc tay nâng và cân bằng tải lệch nhau như vậy sẽ tạo ra kết quả là cửa xe của các loại xe con, xe cỡ nhỏ sẽ nằm phía sau thân cầu, qua đó giúp việc mở cửa xe trở nên dễ dàng hơn nhiều.
#Cầu nâng 2 trụ giằng dưới:
Là kiểu cầu nâng có thiết kế dây cáp từ cột này sang cột kia được đi dưới mặt sàn để tạo thành một thanh gờ nổi nối hai cột cầu.
#Cầu nâng 2 trụ giằng trên:
Dây cáp được đi dọc theo một thanh nối hai cột trên đỉnh đầu. Cầu nâng này có tính thẩm mỹ cao, nên thường được gọi là cầu cổng. Cầu nâng 2 trụ giằng trên có chiều cao tổng thể cao hơn nhiều so với loại cầu giằng dưới.
-
Cầu nâng ô tô 4 trụ
Loại cầu nâng này hoạt động tương tự như cầu nâng 2 trụ, nhưng nó lại có gấp đôi số trụ nâng vậy nên độ vững chãi và khả năng nâng tối đa cũng cao hơn nhiều. Cầu nâng 4 trụ cỡ lớn có thể nâng tới 18 tấn.
Thiết kế của cầu nâng 4 trụ giúp việc lái xe vào trở nên dễ dàng, chỉ cần lái xe tiến vào 2 đường dẫn và sau đó nâng cầu là được. Bởi tính tiện lợi này, cầu nâng 4 trụ rất phù hợp cho kiểm tra xe và thay dầu.
-
Cầu nâng cắt kéo
Kiểu cầu nâng này nhận biết qua cơ cấu nâng chuyển động như kéo cắt, vì vậy mà nó còn được gọi là cầu nâng chữ X, cầu nâng kiểu xếp. Cầu nâng cắt kéo có chiều cao nâng trung bình và chiếm rất ít diện tích. Phần lớn cầu nâng cắt kéo có thiết kế âm nền, thích hợp sử dụng trong ngành dịch vụ lốp vốn không chú trọng tới chiều cao nâng. Cầu nâng cắt kéo có hai loại:
- Cầu cắt kéo nâng bụng: có thiết kế nhỏ gọn, phần bàn nâng sẽ nằm gọn trong gầm xe khi nâng, cho phép người dùng tiếp cận nhanh chóng hệ thống treo và bánh xe.
- Cầu cắt kéo nâng toàn bộ xe: có bàn dẫn đặt 4 bánh xe tương tự như cầu bốn trụ. Là sự lựa chọn không thể thiếu tại các gara làm lốp cao cấp, cửa hàng đại diện hãng lốp.
Thông tin chia sẻ về các loại cầu nâng ô tô, hi vọng những chia sẻ trên hữu ích cho các bạn.
Xem thêm: Tư vấn mở gara ô tô toàn tập