Bán trục xe ô tô (trục cầu xe ô tô) truyền lực dẫn động tới bánh xe: Bán trục là loại hệ thống treo độc lập), còn cầu xe là loại hệ thống treo phụ thuộc.
Bài viết sau đây, trung tâm dạy nghề ô tô VATC sẽ cùng bạn tìm hiểu về cấu tạo, cách thức hoạt động cũng như gợi ý sửa chữa của bán trục/cầu xe ô tô khi chúng gặp hư hỏng.
I. Bán trục và trục cầu xe ô tô
-
Bán trục xe ô tô
Chúng được cấu tạo sao cho triệt tiêu được những thay đổi về chiều dài các bán trục được sinh ra bởi các chuyển động lên/xuống của các bánh xe.
Đối với trường hợp xe FF (động cơ đặt trước – dẫn động bánh trước), bởi vì các bánh xe được sử dụng với mục đích vừa để lái – vừa để dẫn động, nên chúng phải duy trì được cùng một góc làm việc trong khi các bánh trước đang được lái, và phải quay các bánh xe với một tốc độ như nhau.
-
Trục cầu xe ô tô
- Các bánh xe bên trái/phải được nối thẳng hàng với cầu xe.
- Hộp cầu xe vừa phải nâng đỡ trọng lượng của xe, vừa phải chứa bộ vi sai ở tâm của nó.
Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết về cầu xe ô tô thì tham khảo ngay: Cầu xe ô tô là gì.
II. Cấu tạo và cách thức hoạt động của bán trục xe ô tô
-
Các khớp nối có tốc độ không đổi
Các khớp nối có tốc độ không thay đổi, dùng để loại bỏ tình trạng tốc độ quay không giống nhau giữa bán trục và trục bị dẫn động, bất kể góc của khớp nối như thế nào. Các khớp nối này chủ yếu được sử dụng ở các bán trục trên xe với các hệ thống treo dạng độc lập.
#Khớp nối Rzeppa (Birfield)
Vòng lăn trong lồng vào vòng lăn ngoài hình bát, cùng 6 viên bi thép được vòng cách bi giữ cách nhau. Cấu tạo của khớp nối này khá đơn giản và có khả năng truyền lực tốt. Người ta thường sử dụng loại khớp nối này ở phía bánh xe của bán trục xe ô tô.
#Nguyên lý của khớp nối có tốc độ không đổi (khớp nối Rzeppa)
Mặt tựa của các viên bi có một độ cong đặc biệt, sao cho điểm giao nhau (0) của các đường tâm của các trục chủ động và bị động luôn được nằm trên đường nối tâm (P) của các viên bi. Vậy nên, tốc độ quay theo một góc của bán trục luôn luôn bằng tốc độ của trục bị động.
-
Khớp chạc ba
Khớp nối này có một chạc ba với ba trục xoay trên cùng một mặt phẳng. Ba con lăn được lắp vào các trục xoay này, và ba vỏ hình khum có các rãnh song song được lắp với từng con lăn. Cấu tạo của khớp ba chạc rất đơn giản nên giá thành thấp. Nhìn chung, loại khớp nối này có thể dịch chuyển theo chiều của trục. Người ta thường sử dụng loại khớp nối này ở phía bộ vi sai của bán trục xe ô tô.
-
Tốc độ không thay đổi có độ lệch kép
Cấu tạo của loại khớp nối này gần như tương đồng với loại khớp nối Rzeppa (Birfield), nhưng nó còn có thể trượt theo chiều trục. Các bề mặt trong/ngoài của vòng cách bị lệch trục với nhau.
-
Khớp tốc độ không đổi kiểu rãnh chéo
Đây là loại khớp nối có cấu tạo nhỏ và nhẹ, trong đó các rãnh đặt bi của vòng lăn ngoài và vòng lăn trong tạo thành các góc. Khớp nối này có hai loại: một là loại trượt dọc trục và loại kia không trượt.
III. Gợi ý sửa chữa bán trục
Nếu như bán trục xe ô tô xuất hiện các vết nứt ở các miếng cao su chắn bụi của khớp nối tốc độ không đổi, mỡ bôi trường sẽ bị chảy ra ngoài và giảm chất lượng. Điều này dẫn tới những tiếng kêu bất thường và lâu dần làm cho các khớp nối không thể chuyển động được nữa.
- Bởi vì có nhiều loại vòng kẹp để giữ cho cao su chắn bụi bán trục, nên hãy tham khảo sách hướng dẫn sử dụng xe để xử lý chính xác.
- Loại mỡ và số lượng mỡ bôi trơn dùng ở bên trong cao su chắn bụi bán trục thay đổi theo từng kiểu xe, hãy tham khảo sách hướng dẫn sử dụng xe.
Đối với các xe FF, sự chênh lệch về chiều dài của các bán trục bên trái và phải cũng có thể khiến vô lăng bị chệch đột ngột về một phía, hoặc là xe sẽ đổi hướng khi tăng tốc đột ngột. Người ta thường gọi tình trạng này là “lái có momen cản”.
Bởi vì lẽ này, một số mẫu xe sử dụng thêm một trục trung gian kết nối với các bán trục xe ô tô bên trái và phải có cùng một chiều dài, để loại bị tình trạng lái có momen cản.
Các bạn có thể xem thêm: So sánh trợ lực lái thủy lực và lái điện.
Nguồn: tailieucokhi.net